Học tập đạo đức HCM

Phân vùng sinh thái, phát huy lợi thế vụ đông

Chủ nhật - 10/11/2013 19:14
Về Đức Thọ những ngày chớm đông, nhìn từ xa, những đồng ngô biêng biếc trải dài khắp các triền núi. Ngô thu đông ra bắp thơm ngọt; đồng rau xanh mướt được chăm chút kỹ lưỡng, trên vùng đất mưa lũ mới đi qua...

 

Đối với người dân Đức Thọ, vụ đông luôn đóng vị trí quan trọng trong năm. Và, đây cũng trở thành “quê hương” của các loại sản phẩm vụ đông đặc trưng. Hoàn lưu bão số 10 và 11 đã “cướp” đi của bà con nông dân 230 ha ngô, rau màu và 90 ha nuôi trồng thủy sản. Sau lũ, không khí khôi phục vụ đông lại sôi động trở lại khắp các địa phương trong huyện.

Phân vùng sinh thái, phát huy lợi thế vụ đông
Trà ngô thâm canh ở xã Đức Lập bước vào giai đoạn ra bắp.

Ông Nghiêm Sỹ Đông - Quyền Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Điểm mới nhất trong quan điểm chỉ đạo sản xuất vụ đông 2013 là huyện chủ trương phân vùng sinh thái theo từng lợi thế, nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng nhưng quan trọng hơn đây sẽ là bước “đệm” để “nhóm” sản phẩm theo hình thức sản xuất tập trung, gia tăng giá trị hàng hóa và né tránh an toàn diễn biến phức tạp của thời tiết. Hiện nay, huyện đã phân bổ 10 tấn giống ngô và 2 tấn giống rau để hỗ trợ khôi phục sản xuất sau lũ. Bên cạnh đó, mở rộng các mô hình mới ứng dụng tiến bộ KHKT”. Theo đó, vùng thượng Đức Thọ - trà sơn sẽ đảm nhiệm thâm canh ngô; vùng ngoài đê và thị trấn sẽ đầu tư mạnh vào rau màu.

Phân vùng sinh thái, phát huy lợi thế vụ đông
Nông dân xã Bùi Xá làm cỏ, khôi phục lại vụ đông

Ông Nguyễn Hữu Lạc - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Lập cho biết: “Người dân địa phương đã quen với làm vụ đông, ngay sau vụ hè thu, bà con xuống giống ngô thu đông. Đợt hoành hành của hoàn lưu bão số 10 và 11, trà ngô thâm canh của xã đã phát triển qua giai đoạn mẫn cảm, nhờ vậy, số hư hại chỉ 5/45 ha. Hiện nay, chúng tôi đang gieo trỉa lại số diện tích bị mất để làm thức ăn cho gia súc”.

Ngoài ngô, xã Đức Lập còn có truyền thống trồng lạc, nuôi trồng thủy sản và hành hoa, đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong vụ đông. Năm nay, ngoài nhóm giống ngô chủ lực truyền thống C919, lai VN10, nhóm MX… thì Đức Thọ mạnh dạn mở rộng diện tích ngô 30Y87, do Công ty Dupont (Mỹ) chọn tạo, được Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử năm 2007. Giống ngô này thích nghi rộng, có thể trồng được quanh năm, có thời gian sinh trưởng từ 93-105 ngày với năng suất trung bình 85,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng C919 và nhiều giống ngô khác. Không chỉ vậy, bộ lá xanh và bền trở thành thức ăn ngon cho đàn gia súc mùa đông giá lạnh.

Phân vùng sinh thái, phát huy lợi thế vụ đông
Kịp thời phân bổ giống ngô, rau hỗ trợ các địa phương bổ cứu vụ đông

Trong số 100 ha phân bố khắp huyện, vùng ngô tập trung nhiều nhất ở Đức An với 40 ha. Chị Trần Thị Tình, cán bộ nông nghiệp - môi trường xã Đức An cho biết: “Để quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, xã hỗ trợ 15.000/kg giống cho bà con nông dân. Đến thời điểm này, ngô đã ra bắp, so với những luống ngô nếp bên cạnh thì cây ngô 30Y87 cao nổi trội, bắp dài đều hơn”.

Rời vùng ngô, chúng tôi xuôi về xã Bùi Xá, thị trấn, vùng rau của Đức Thọ cũng không kém phần nhộn nhịp cảnh người cày đất, làm cỏ sau những ngày mưa kéo dài. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn huyện sẽ làm 450 ha rau thực phẩm các loại, chú trọng vẫn là bí xanh, xà lách, đậu cove và hoa. Theo chân ông Phan Dục - Chủ nhiệm HTX Long Thành ra đồng, chúng tôi thấy những luống cải đã lấy lại màu xanh sau những ngày bị nước bạc phủ trắng. Bên cạnh là những giồng đất vừa mới vun xới chuẩn bị cho lứa giống mới. Ông bảo, rau vẫn là thế mạnh lâu nay của địa phương, dù khó đến đâu, bà con vẫn gieo trỉa lại để kịp phục vụ thị trường vào dịp Tết Nguyên đán tới.

Được biết, mô hình nhà lưới đầu tiên ở thị trấn Đức Thọ đang vào giai đoạn hoàn tất. Trong thời gian ngắn nữa, lứa rau, hoa áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ thực hiện, mở ra định hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao trên mảnh đất tiềm năng này.

Tuệ Anh
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập662
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại750,859
  • Tổng lượt truy cập93,128,523
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây