Học tập đạo đức HCM

Phát triển chăn nuôi heo bền vững

Thứ sáu - 22/06/2018 23:45
Ngành chăn nuôi heo thời gian qua phát triển quá nóng, việc tự phát trong mở rộng đàn heo không theo quy hoạch đã gây ra những hậu quả nặng nề. Tình trạng trồi sụt, lên xuống giá của thị trường đã được cảnh báo trước và người nuôi vẫn chịu nhiều thiệt hại nhất.

Trong nước

Sản lượng thịt heo nội địa giảm mạnh trong năm 2017, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng nhẹ và xuất khẩu heo sống theo con đường tiểu ngạch vẫn chiếm 10% thì cung cầu thịt heo Việt Nam đã tương đối cân bằng, đặc biệt những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018. 

Giá heo hơi đã phục hồi tốt, ngay những tuần đầu của tháng 4/2018 giá heo tiêu chuẩn loại siêu nạc có khối lượng 100 - 120 kg/con đã ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg, dao động quanh mức 40.000 - 45.000 đồng/kg trong nửa cuối tháng 4, các tuần đầu tháng 5/2018, đã tăng lên mức từ 45.000 - 50.000 đồng/kg trong nửa cuối tháng 5 và có thể duy trì ở mức cao này trong một thời gian nữa. 

Mức giá dao động 40.000 - 45.000 đồng/kg là khung giá tốt nhất cho chăn nuôi heo hiện nay và nếu duy trì ở khung giá này, nuôi heo trong nước sẽ phát triển bền vững trong giai đoạn 2018 và nửa đầu 2019. Nếu để giá heo vượt ngưỡng 45.000 đồng/kg có thể phát sinh những bất ổn vì thị trường heo thịt vẫn đang tiềm ẩn những bất cập có thể còn diễn biến phức tạp. 

nuoi heo ben vung

Thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tiêu thụ thịt heo của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 2,72 triệu tấn thịt xẻ quy đổi, tăng 1,57% so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014 trở lại đây. Trong 3 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thịt heo của Brazil đạt 155.200 tấn, ước tính thu về 315,3 triệu USD, giảm 13,4% số lượng và 21,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (3 tháng đầu năm 2017 nước này xuất khẩu 179.200 tấn ước đạt 440,7 triệu USD). 

Một số thị trường giảm nhập khẩu: Nga, Argentina, một số nước châu Phi. Tuy nhiên những thị trường tăng nhập khẩu: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Uruguay và Chilê có lượng nhập khẩu thịt heo tăng so với cùng kỳ năm 2017. Riêng đối với Philippines, nhu cầu tiêu thụ tại quốc gia này cần tới 1,88 triệu tấn, tăng khoảng 4% so với năm 2017. Năng lực sản xuất thịt heo nội địa của Philippines dự kiến tăng 2,6% trong năm nay, đạt 1,6 triệu tấn. Do đó nhu cầu nhập khẩu thịt heo của Philippines sẽ tăng khoảng 18% so với năm 2017 (đạt 280.000 tấn). Việc Philippines tăng nhập khẩu thịt heo có thể mở ra một cơ hội cho ngành chăn nuôi heo của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. 

  

Sự tham gia của doanh nghiệp

Hiện nay, các nhà cung cấp thịt heo có nguồn gốc xuất xứ trong nước còn khiêm tốn với một số doanh nghiệp tham gia như: Tập đoàn C.P (Thái Lan), Vissan, Dabaco. Trước làn sóng thịt nhập khẩu ngày một tăng cao, nhiều công ty trong nước bắt đầu tính đến việc quản lý toàn bộ một dây chuyền sản xuất thịt, từ “nông trại đến bàn ăn”. Đầu tháng 2/2018, Masan Nutri-Science (MNS), một nhánh của Tập đoàn Masan đã tổ chức lễ động thổ, khởi công Dự án tổ hợp chế biến thịt tại khu công nghiệp Đồng Văn IV, Hà Nam. Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Nhà máy tại Hà Nam hiện đang tăng tiến độ để có thể chạy thử vào 26/9/2018; Cục Chăn nuôi hỗ trợ triển khai 6 mô hình chăn nuôi VietGAHP cho 6 trang trại vệ tinh phát triển vùng nguyên liệu cho Công ty tại Hà Nam. 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG), cũng đang chuẩn bị cho ra mắt lứa heo 3 máu thương phẩm ra thị trường vào quý II/2018. Nhà máy của Tập đoàn C.P đã hoàn thiện xong khâu khảo sát địa điểm tại Hà Nội và Bắc Giang. Cả hai địa phương này đều được ủng hộ rất tích cực và đều có thể bố trí mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư. 

Việc xuất khẩu heo mảnh sang Myanmar: Việt Nam đã xuất thử 1 contener 18 tấn heo mảnh từ 16/4/2018 tại cảng Hải Phòng. Dự kiến sẽ xuất tiếp 1 contener và triển khai lễ ký hợp đồng chính thức tại thị trường này. 

  

Khan hiếm trong tháng 6

Theo doanh nghiệp chăn nuôi và các địa phương, hiện nay lượng heo thịt tại các trại của người dân có số lượng rất nhỏ, chủ yếu lượng heo thịt cung cấp trên thị trường là của các công ty chăn nuôi theo mô hình chuỗi hoặc nuôi gia công, do vậy việc khan hiếm và thiếu hụt thịt heo là khả năng khá cao và khả năng tăng giá thịt heo hơi trong tháng 6 và sau đó cũng có thể sẽ diễn ra. Tuy nhiên đây là tình trạng khan hiếm thời điểm (ngắn hạn) do vậy người chăn nuôi cần thận trọng khi quyết định tái đàn, vào đàn bởi khi giá thịt heo tăng thì các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu thịt heo từ các thị trường khác có giá thấp hơn. 

  

Giải pháp

Thâm canh tăng năng suất heo thịt bằng các giải pháp như: chuồng trại tốt, được lắp thiết bị làm mát; thức ăn tốt; quản lý chăm sóc tốt để tăng sức tăng trọng cao nhất, khai thác hết tiềm năng, năng suất di truyền của các giống cao sản mà Việt Nam đang có. 

  

Xuất bán heo đúng tuổi và đúng khối lượng.

Thâm canh tăng năng suất sinh sản: tăng số lứa, số con cai sữa/nái bằng các giải pháp chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng đầy đủ các loại vaccine tốt và cần tận dụng triệt để số con sơ sinh có thể nuôi sống đến cai sữa bằng các giải pháp sưởi ấm, sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung, thay thế sữa mẹ nhằm có nguồn cung heo giống đáp ứng ngay cho nhu cầu nuôi thịt. 

Các cơ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống heo và TĂCN cần tiết kiệm chi phí, quản trị tốt hoạt động kinh doanh để có sản phẩm giống và TĂCN chất lượng và giá phải chăng cung cấp cho thị trường. 

Việc tăng đàn nái hậu bị, chỉ nên ở mức độ bình thường và có thể trên mức thay thế đàn tự nhiên không nhiều, không nên tăng ồ ạt. Vì tăng hậu bị vào thời điểm này thì sau 15 tháng mới có heo thịt xuất chuồng, khi đó khó dự đoán giá heo thịt hơi như thế nào! 

>>  Quý I/2018, tổng đđn heo của cả nước lđ 28,5 triệu con, trong đỉ đđn nái lđ 3,9 triệu con, tổng số đầu con heo thịt xuất chuồng đạt trân 17,4 triệu con vđ sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trân 1,4 triệu tấn.

  

 

Bùi Hải Nguyên

(Cục Chăn Nuôi)
Nguồn: nguoichanuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập567
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại775,367
  • Tổng lượt truy cập93,153,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây