Học tập đạo đức HCM

Phát triển giống tôm thẻ chân trắng

Thứ tư - 18/05/2016 23:29
Theo TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, đến nay Việt Nam có thể đáp ứng 100% nhu cầu tôm bố mẹ trong nước, chất lượng tốt, tuy nhiên để các đơn vị sản xuất giống chấp nhận và sử dụng lại gặp rất nhiều khó khăn.

Sự cần thiết

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản trong hội nghị Triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2016 các tỉnh Nam bộ tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, trong 60 mẫu tôm giống kiểm tra thì 68% mẫu có mầm bệnh EMS; 20% mẫu kiểm tra có mầm bệnh vi bào tử trùng. Đây là kết quả rất đáng lo ngại cảnh báo đến chất lượng giống tôm. Trong khi, chất lượng con giống lại phụ thuộc phần lớn vào chất lượng tôm bố mẹ. Tôm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam đều được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định nhưng tình trạng tôm bố mẹ kém chất lượng vẫn xảy ra khá phổ biến và rất khó kiểm soát được chất lượng từ nước xuất khẩu.

Việc kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ lưu thông trong nước cũng gặp không ít khó khăn khi có nhiều doanh nghiệp tham gia nhập khẩu, chuyển nhượng, sử dụng tôm bố mẹ không đúng thời gian quy định... Để giải quyết căn cơ vấn đề chất lượng con giống cần phải sản xuất được tôm bố mẹ thông qua nghiên cứu gia hóa và chọn giống tôm thẻ chân trắng. Chủ động được nguồn tôm bố mẹ sản xuất trong nước sẽ giảm áp lực lệ thuộc vào nguồn tôm nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về chất lượng, giá cả, góp phần phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững ở Việt Nam.

phát triển giống tôm thẻ chân trắng

Chủ động nguồn tôm bố mẹ sản xuất trong nước góp phần phát triển nuôi tôm bền vững - Ảnh: Thanh Ngân

 

Quá trình phát triển

Trên thế giới, chọn giống tôm thẻ chân trắng đã được các nước như Cu Ba, Brazil, Mexico, Colombia và đặc biệt Hawaii thực hiện từ trước những năm 1990, đến nay đã thành công và tạo được các dòng tôm sinh trưởng nhanh, kháng bệnh dựa trên phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học phân tử. Hiện, các nước Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines đã ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nước trên tạo được dòng tôm chân trắng bố mẹ chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên ở châu Á và đang chiếm thị phần lớn xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam.

Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng không phải là loài bản địa nên phải đến năm 2003 một số công trình nghiên cứu mới được triển khai. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tạo quy trình sản xuất giống sạch bệnh, nuôi thương phẩm. Nghiên cứu phát triển tôm bố mẹ thẻ chân trắng chỉ được chú ý trong những năm gần đây. Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản I, III, Công ty Giống thủy sản Minh Phú và Tập đoàn Việt - Úc đã tiến hành nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ, nhập một số đàn tôm vật liệu ban đầu từ các nước như Mỹ, Mexico, Ecuador, Columbia, Thái Lan... và thử nghiệm lai chéo giữa các dòng tôm, đánh giá tuyển chọn tạo quần đàn vật liệu.

Kết quả, xây dựng được quy trình nuôi giống thành tôm bố mẹ loại bỏ hoàn toàn một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp. Đồng thời, tạo một số tổ hợp lai thể hiện ưu thế, cho thấy triển vọng chọn tạo giống và khả năng ứng dụng vào phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 2012, các nghiên cứu còn mang tính đơn lẻ, chưa tạo thành một chương trình xuyên suốt. Mặt khác, phần lớn các đàn tôm hiện có là đàn thương mại, tính đa dạng di truyền thấp, các thử nghiệm đang ở quy mô nhỏ, số tổ hợp lai còn ít, dữ liệu thu thập còn hạn chế.

 

Thành tựu đạt được

Trên cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu đã thực hiện, nguồn vật liệu hiện có ở các Viện và doanh nghiệp, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng và triển khai dự án “Phát triển tôm bố mẹ thẻ chân trắng” giai đoạn 2013 - 2015 với sự tham gia của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III và các doanh nghiệp sản xuất giống. Đây là dự án phát triển tôm bố mẹ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Đến nay, dự án đã xác định và chọn tạo được đàn tôm chân trắng có sinh trưởng tương đương các đàn tôm nhập nội, còn sức sống thì tốt hơn. Tuy nhiên, việc đưa ra sản xuất vẫn cần thực hiện theo quy trình quản lý về giống tôm. Dự án đã gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận giống mới đối với đàn tôm nghiên cứu, xin chuyển đàn tôm bố mẹ đến các cơ sở sản xuất giống để thử nghiệm rộng rãi và đang chờ kết quả. Một khó khăn là hiện nay các cơ sở sản xuất giống, doanh nghiệp lớn vẫn có xu hướng nhập nội tôm bố mẹ để nhằm thương mại con giống tốt hơn; do tâm lý người nuôi vẫn “sính ngoại”. Ngoài ra, tư duy và cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu đối với thị trường và sản xuất còn hạn chế. Vì vậy, dù có thể đáp ứng 100% nhu cầu tôm bố mẹ trong nước, nhưng nhu cầu thực tế đầu ra vẫn chưa thật hanh thông.

>> TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III: “Chưa nói đến tính thương mại thì cái khó hiện nay với tôm bố mẹ sản xuất trong nước là vấn đề quản lý. Bởi, việc quản lý giống tôm bố mẹ nhập nội chỉ thông qua kiểm dịch, kiểm tra mầm bệnh, khối lượng, hồ sơ xuất xứ; không đánh giá về sinh trưởng và sức sống. Trong khi, đối với đàn tôm bố mẹ nghiên cứu và sản xuất trong nước muốn được công nhận giống thì phải kết thúc đề tài, chương trình nghiên cứu tối tiểu khoảng 3 năm, sau đó có hội đồng để xem xét đánh giá thì mới được công nhận giống để lưu hành”.

Nguyễn Nhung

 Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm183
  • Hôm nay59,978
  • Tháng hiện tại59,978
  • Tổng lượt truy cập84,967,014
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây