Rầy nâu, sâu hại bắt đầu xuất hiện
Tại Hậu Giang, theo kế hoạch vụ Hè - Thu này toàn tỉnh xuống giống hơn 76.800ha, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 và sẽ thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8. Đối với những vùng có nguy cơ bị xâm nhập mặn sẽ xuống giống vào đầu mùa mưa nhằm tránh trường hợp lúa bị thiệt hại. Tỉnh cũng khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận trở lên và những giống có khả năng chống chịu khô hạn, xâm nhập mặn như: OM 5451, OM 4218, OM 4900, Đài Thơm 8…
Tại Vĩnh Long, nhiều nông dân cũng đẩy mạnh xuống giống lúa Hè - Thu. Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, diện tích sản xuất lúa Hè - Thu 2018 khoảng 53.000ha, năng suất ước 5,6 tấn/ha, sản lượng thu về 297.000 tấn. Thời vụ xuống giống chia làm 3 đợt, bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc trong tuần đầu tháng 6. Tỉnh khuyến cáo nông dân sử dụng 80% giống lúa chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu đang tăng. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, vụ Hè - Thu năm 2018, toàn tỉnh xuống giống khoảng 190.000 ha, dự kiến năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, sản lượng hơn 1,1 triệu tấn. Lịch xuống giống chia thành 2 đợt, bắt đầu vào đầu tháng 3 và kết thúc vào tuần đầu tháng 4/2018. Trên kế hoạch lịch thời vụ, tùy theo thực tế từng huyện và tình hình rầy nâu di trú mà có thể điều chỉnh phù hợp, nhưng phải gieo sạ tập trung, đồng loạt nhằm hạn chế dịch bệnh gây hại.
Tuy nhiên, hiện tại một số địa phương sâu hại đã bắt đầu xuất hiện. Tại Hậu Giang có trên 6.000 ha Bạc Liêu trên 4.000 ha và Đồng Tháp trên 8.000 ha bị rầy nâu mức độ nhẹ.
Chủ động phòng trừ
Thạc sĩ Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt) cho biết: “Các giống lúa như OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218… là những giống chủ lực cho vụ Hè - Thu tại ĐBSCL; từ các giống trên mà tùy theo các tiểu vùng sinh thái để chọn lựa sản xuất phù hợp; trong đó vùng bị ảnh hưởng mặn thì cần sử dụng giống cực ngắn ngày và bố trí thời vụ né mặn đỉnh cao khi lúa vào giai đoạn trổ bông”.
Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các địa phương tăng cường sản xuất lúa chất lượng cao nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận, Đồng Tháp đang khuyến cáo nông dân phát triển liên kết, hình thành nhiều cánh đồng lớn, gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. Đối với vụ Hè - Thu này, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận sẽ đạt hơn 60% diện tích, ngoài ra đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng nhằm giảm chi phí giá thành, trong đó thu hoạch bằng máy đạt 100% diện tích.
Sở NN-PTNT TP.Cần Thơ đang khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành, hướng tới sản xuất lúa an toàn, thân thiện môi trường. Cần Thơ cũng đã quy hoạch việc trồng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao thành vùng sản xuất lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Khuyến cáo của các Sở NN-PTNT khu vực ĐBSCL, thời điểm này bà con thường xuyên thăm đồng, nếu phát hiện sâu bệnh cần theo dõi chặt chẽ. Việc bón phân cần tuân thủ theo quy tắc 4 đúng, bón phân so màu lá lúa nhằm tránh trường hợp dư đạm tạo điều kiện cho đạo ôn phát triển.
Đối với diện tích nhiễm rầy cần phải phòng trừ thì cần phòng trừ đồng loạt để có hiệu quả phòng trừ cao.
Đây là chính vụ của nhiều địa phương khu vực ĐBSCL, vì vậy Bộ NN-PTNT khuyến cáo các địa phương không được lơ là và cần chủ động sản xuất nhằm đem đến hiệu quả cao nhất.
Hoàng Huy/ Người tiêu dùng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;