Học tập đạo đức HCM

Ra quân sản xuất nông nghiệp đầu năm: Bám sát khung thời vụ

Thứ ba - 04/02/2014 07:54
Không khí ngày Tết vẫn tràn ngập trong từng nhà, trên khắp các ngả đường của Thủ đô, song tranh thủ thời tiết nắng ấm, bám sát khung thời vụ, từ ngày 2-2 (tức mùng 3 Tết), nông dân nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội đã ra đồng làm đất, vệ sinh ruộng đồng, gieo cấy lúa xuân, quyết tâm giành một mùa vụ thắng lợi...

Đổi mới cơ cấu giống lúa 

Sáng mùng 3 Tết, nắng nhẹ trải dài trên cánh đồng Trằm Bùi, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì. Tận dụng thời tiết thuận lợi, người dân nơi đây ra đồng "khai xuân" đắp bờ, lấy nước, vệ sinh ruộng đồng, làm đất chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Nguyễn Văn Trường cho biết, vụ xuân năm nay, Khánh Thượng gieo cấy 240ha chủ yếu là các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và giống lúa lai. Thấy chúng tôi có phần ngạc nhiên vì ruộng đồng ở xã miền núi không bằng phẳng, ruộng bậc thang nhưng lại vuông vức, thửa nào cũng gần bờ, nước đã xâm xấp luống bừa, giao thông thủy lợi nội đồng thuận lợi cho canh tác, ông Trường giải thích: Đây là kết quả của cuộc cách mạng dồn điền, đổi thửa. Từ chỗ ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, đến nay mỗi hộ gia đình ở Khánh Thượng chỉ còn 1-2 thửa ruộng, rất thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất... Nét mới trong sản xuất nông nghiệp năm nay ở Khánh Thượng là từ khâu dịch vụ như làm đất, cung ứng vật tư phân bón, giống cây trồng đến gieo cấy... đều được doanh nghiệp, HTX cung ứng tại chỗ, nông dân có thể thanh toán tiền sau khi thu hoạch vụ lúa xuân.
 
Nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc mở rộng diện tích cấy lúa xuân. Ảnh: Thái Hiền
Nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc mở rộng diện tích cấy lúa xuân. Ảnh: Thái Hiền

Xuôi xuống xã Cam Thượng, huyện Ba Vì đã quá trưa nhưng nhiều bà con nông dân vẫn làm đất, đắp bờ trên cánh đồng Nam Cốc. Chị Nguyễn Thị Vũ cho biết: "Tranh thủ thời tiết nắng ấm, chúng tôi bắt tay vào làm đất, cấy lúa xuân theo đúng lịch chỉ đạo của HTX". Nằm liền kề là cánh đồng Chứng cũng của xã Cam Thượng, những thửa ruộng chạy dài tít tắp đã đủ nước, máy bừa chạy xình xịch với nhịp độ khá khẩn trương. Ông Đặng Văn Sùng nói: "Tranh thủ có nước, tôi dành thời gian nghỉ Tết làm đất phục vụ bà con để gieo cấy lúa xuân". 

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần, huyện đã chuẩn bị đủ các điều kiện để triển khai sản xuất. Vụ xuân 2014 Ba Vì tiếp tục đổi mới cơ cấu giống lúa, tăng tỷ lệ lúa lai, lúa chất lượng cao; đồng thời tuyên truyền vận động nông dân thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật gieo trồng, hướng dẫn xử lý vệ sinh đồng ruộng. Năm nay, Ba Vì hỗ trợ nhân dân các xã 50% giá giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt như Bắc thơm 7, TBR45, Hương thơm 1, RVT, Trân châu hương, lúa lai, KD đột biến... Diện tích gieo cấy vụ xuân 2014 của huyện là 6.500ha, trong đó 95% được làm đất bằng cơ giới hóa, 2.800ha thực hiện theo phương pháp gieo sạ. Đến chiều mùng 3 Tết, 85% diện tích đã đủ nước gieo cấy.

Khí thế ra quân sản xuất đầu năm ở nhiều huyện như Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Gia Lâm, Mê Linh... cũng diễn ra hết sức sôi động. Huyện Phúc Thọ, cùng với việc chỉ đạo nông dân gieo cấy 4.260ha lúa xuân kết thúc trong tháng 2 đã triển khai trồng 1.500ha rau màu. Cùng với chỉ đạo sản xuất, huyện Hoài Đức còn phát động chiến dịch diệt chuột, diệt ốc bươu vàng bảo vệ mùa màng...

Bảo đảm đủ nước, đủ mạ gieo cấy

Vụ xuân 2014, Hà Nội gieo trồng khoảng 126.800ha, trong đó diện tích lúa 102.000ha, còn lại là rau màu. Để chủ động tiếp nước từ các đợt xả của hồ thủy điện, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và hoàn thành việc lắp đặt 94 trạm bơm dã chiến với 289 máy bơm các loại, tổng lưu lượng đạt 300.000 m3/giờ. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ, thời gian trước và sau những ngày nghỉ Tết Giáp Ngọ cũng là thời điểm các đợt xả nước (đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 25-1 đến ngày 29-1 và đợt 3 từ ngày 8-2 đến ngày 16-2). Sở đã chủ động chỉ đạo các đơn vị thủy lợi, các huyện, thị xã vận hành tối đa trạm bơm cố định, dã chiến trong thời gian hồ thủy điện xả nước để bơm nước vào đồng ruộng; trữ trong ao hồ, kênh tưới, tiêu và khu vực đồng trũng; vận động, tuyên truyền nhân dân giữ nước trong đồng và bắt đầu làm đất để bảo đảm diện tích đủ nước theo kế hoạch. Theo thông tin từ các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố, đến chiều mùng 3 Tết, khoảng 80-85% diện tích đã có nước đổ ải. 

Năm nay, tiết lập xuân vào ngày 4-2 (tức mùng 5 Tết), theo chỉ đạo của ngành nông nghiệp, lịch gieo mạ xuân kết thúc muộn nhất vào ngày 10-2, còn gieo cấy kết thúc trước ngày 28-2. Cùng với lựa chọn cơ cấu giống hợp lý theo hướng tăng giống lúa chất lượng cao, lúa lai, hiện nay thời tiết nắng ấm, các địa phương cần tập trung chỉ đạo gieo cấy để bảo đảm tiến độ. Đối với diện tích mạ trà xuân muộn, cần tích cực chăm sóc để mạ khỏe, thực hiện che phủ nilon cho 100% diện tích mạ khi nhiệt độ xuống thấp. Với diện tích rau màu trên đất chuyên màu, cần tập trung chăm sóc, kiểm tra, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại, bảo đảm cung cấp đủ nguồn rau xanh phục vụ sau Tết Nguyên đán; chuẩn bị đất, cây giống gieo trồng vụ xuân trong tháng 2, đầu tháng 3.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập644
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,405
  • Tổng lượt truy cập93,149,069
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây