Học tập đạo đức HCM

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Chủ nhật - 17/06/2018 04:56
Chiếu khung lịch thời vụ, ngày 15/6 là thời điểm các địa phương ở Hà Tĩnh phải hoàn thành gieo cấy hè thu. Tuy nhiên, đến nay huyện Nghi Xuân mới hoàn thành 55% diện tích gieo cấy, trong khi đó quá trình sản xuất phần diện tích còn lại đang đối mặt với nhiều khó khăn.

290 ha cuối nguồn thiếu nước

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!Xã Xuân Hồng đã hoàn thành gieo vại lúa hè thu

Để kịp "chạy lụt", ngay khi thu hoạch xong vụ xuân, xã Xuân Hồng đã chỉ đạo nông dân gấp rút làm đất, gieo vại. "Nhờ nằm ở đầu nguồn hệ thống kênh Lam Hồng và huy động tối đa 3 trạm bơm nên địa phương chủ động được nguồn nước. Cùng với đó, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất trên 100% diện tích, hiện xã đã hoàn thành gieo vại gần 250 ha lúa hè thu, vượt kế hoạch đề ra (200 ha). Vụ này, cơ cấu giống thích ứng với "chạy lụt" là các bộ giống ngắn ngày như: PC6, BT09, nếp 98” – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, Nguyễn Xuân Tuyên cho biết.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!Nhiều diện tích lúa hè thu ở Nghi Xuân chưa thể sản xuất

Trái với xã Xuân Hồng, thời điểm này nhiều xã cuối nguồn nước chưa thể bắt tay sản xuất. Ông Trần Văn Trình – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết: “Diện tích sản xuất lúa hè thu của huyện không lớn (650 ha). Hiện tại, 360 ha hè thu chạy lũ tại xã Xuân Lam và Xuân Hồng đã hoàn thành. 290 ha còn lại, thì xã Cổ Đạm và Xuân Liên đang tập trung làm đất. Xã Cương Gián do thu hoạch vụ xuân muộn 7 – 10 ngày; xã Xuân Thành và Xuân Mỹ nằm ở cuối nguồn nước nên chưa thể sản xuất. Dự kiến khoảng 1 tuần nữa mới kết thúc gieo vại vụ hè thu”.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!Thiếu nước sản xuất, nhiều địa phương ở Nghi Xuân chậm lịch thời vụ

Cũng theo ông Trình, từ ngày 20/6, các xã Xuân Phổ, Xuân Hải, Tiên Điền, Xuân Mỹ... mới bắt tay sản xuất lúa mùa và kết thúc vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, hiện chính quyền địa phương lẫn người dân đang "đau đầu" vì nguồn giống kém chất lượng. Đó cũng là lý do những năm trước diện tích vụ mùa là 500 ha, nhưng năm 2017 chỉ còn 320 ha và vụ này giảm còn 200 ha.

Thực tế cho thấy, giống lúa bào thai phù hợp với sản xuất vụ mùa, song do diện tích nhỏ nên không có doanh nghiệp cung ứng. Việc người dân tự để giống năm này qua năm khác đã gây thoái hóa, năng suất thấp. Địa phương cũng đã mạnh dạn đưa một số giống mới như khang dân, XT 28... vào sản xuất thử, song giá trị kinh tế không cao nên không dám mạo hiểm đầu tư, mở rộng diện tích.

Chuyển đổi cây trồng cạn gặp khó

Khó khăn về nguồn nước tưới, vụ hè thu 2018, Nghi Xuân “ngó” vào cây trồng cạn. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng rất bất lợi. Thời tiết thất thường đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, vào thời điểm gần thu hoạch thường gặp mưa lũ, gây hư hỏng, mất mùa, nhất là cây vừng nên bà con rất lo ngại.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!Nông dân xã Xuân Yên đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc xuân để sản xuất hè thu

Được biết, vụ này Nghi Xuân đặt kế hoạch sản xuất 500 ha khoai lang giống mới, 300 ha vừng, 140 ha đậu, 75 ha ngô và 280 ha rau màu các loại. Hiện tại, nông dân chỉ mới gieo được khoảng 120 ha vừng, trên 20 ha đậu và địa phương đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!Địa phương đang chỉ đạo bà con tập trung làm đất, sản xuất cây trồng cạn

"Đối mặt nhiều khó khăn, vụ hè thu này huyện đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng cạn. Tuy nhiên, hiện huyện vẫn còn 500 ha đất sản xuất bị bỏ hoang, tập trung nhiều ở các xã Xuân Thành, Xuân Mỹ và Cổ Đạm.

Đây là những vùng đất bất lợi, đầu vụ sản xuất thì đất khô cằn, nứt nẻ nhưng giữa vụ chỉ cần trận mưa to là ngập úng. Ngoài ra, một số diện tích đất cát quá cằn cỗi, không có nguồn nước tưới và địa phương chưa có phương án xử lý hiệu quả" - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết thêm.

Thu Phương-Thái Oanh/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,375
  • Tổng lượt truy cập90,286,768
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây