Dự báo trong năm 2016, dung tích chứa nước của nhiều hồ chứa sụt giảm.
Trong những tháng đầu mùa hè, nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) ở khu vực Tây Bắc và Trung bộ. Nhiệt độ trung bình trong 2 tháng 12/2015 và tháng 1/2016 tại hầu hết các trạm khí tượng đều cao hơn so với TBNN. Trong đó tại Trạm khí tượng Hà Đông (Hà Nội) và Thái Bình nhiệt độ trung bình trong tháng 12/2015 cao hơn so với TBNN khoảng 0,5 độ C, trong tháng 1/2016 nhiệt độ trung bình cao hơn TBNN khoảng 1,2 độ C.
Dung tích trung bình các hồ chứa thủy lợi vừa và lớn ở khu vực Bắc Bộ đạt khoảng 85% dung tích thiết kế, khu vực Bắc Trung Bộ dung tích trung bình đạt 80%. Một số hồ chứa có dung tích trữ thấp như: Suối Hai (Hà Nội) 40%; Thanh Hóa: Cửa Đạt 47%; Sông Mực 47%; Nghệ An: Vệ Vừng 42%, Xuân Dương 51%.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong các tháng đầu năm 2016, ở khu vực Bắc Bộ, dòng chảy sông suối có thể giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN. Lưu vực sông Đà hụt từ 5-30%, sông Thao từ 10-45%, sông Lô từ 5-20%, hạ lưu sông Hồng từ 40-45%; ở khu vực Trung Bộ, dòng chảy sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN từ 20-40%, một số sông ở khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt trên 60%.
Còn tại khu vực miền núi phía Bắc, mặc dù có lượng nước trữ tại các hồ chứa tương đối khá nhưng diện tích phục vụ tưới không lớn do phần lớn các hồ chứa có dung tích không lớn. Do vậy, những diện tích canh tác lấy nước tưới từ sông, suối (nhờ các đập dâng nhỏ) hoặc canh tác nhờ nước trời có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước.
Tại vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, dòng chảy hạ du sông Hồng sẽ được bổ sung từ các hồ chứa thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, bảo đảm đủ phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2015-2016 (tháng 1 và tháng 2/2016). Trong thời gian tháng 3,4/2016, khả năng xảy ra thiếu nước tưới dưỡng do các nhà máy thủy điện giảm công suất.
Tương tự như vậy, vùng Bắc Trung Bộ, với mùa khô kéo dài từ cuối năm 2015 đến khoảng tháng 7/2016, hạn hán có khả năng xảy ra ở vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè thu. Khu vực ảnh hưởng được xác định tập trung ở các khu tưới của các hồ chứa đang có dung tích trữ thấp và lấy nước từ từ dòng chảy sông, suối tự nhiên và các vùng không có nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện. Các tỉnh có nguy cơ xảy ra hạn hán là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2015-2016 cũng được dự báo là khốc liệt nhất trong 100 năm trở lại đây. Hiện Đồng bằng sông Cửu Long có gần 4 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm gần 30% so với cả nước, trong đó diện tích trồng lúa là hơn 50%. Vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển này đang phải gồng mình hứng chịu thiên tai cấp 1, cấp 2 khốc liệt ngay từ đầu mùa khô 2015-2016.
Theo: daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;