Học tập đạo đức HCM

Sản xuất vụ đông 2018: Bố trí thời vụ hợp lý, né tránh thiên tai

Thứ ba - 25/09/2018 02:55
Vụ đông 2018, Hà Tĩnh chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý để né tránh thiên tai, tăng năng suất, sản lượng. Sau khi hoàn thành thu hoạch lúa hè thu, nhiều địa phương đã bắt đầu "khởi động" sản xuất vụ đông.

Sản xuất vụ đông 2018: Bố trí thời vụ hợp lý, né tránh thiên taiNông dân Nghi Xuân làm đất trồng khoai lang đỏ vụ đông 2018

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều diện tích lúa hè thu trên địa bàn huyện Hương Sơn bị thiệt hại, vì vậy, một số địa phương đã sớm triển khai sản xuất ngô vụ đông. Ông Phan Xuân Đức - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, cho biết: Đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trỉa được 700 ha ngô lấy hạt và hơn 50 ha rau màu các loại. Các diện tích này chủ yếu tập trung tại các xã vùng đồi núi, cao cạn, đất vườn như Sơn Lĩnh, Sơn Lâm, Sơn Tây... với cơ cấu bộ giống chất lượng cao như: NK7328, NK4300, CP3Q, CP111, CP511, PAC669, PAC558, LVN092, VN5885 và nhóm giống thực phẩm MX10, MX4, MX2, HN68, HN88.

"Để giành vụ đông thắng lợi, huyện bố trí thời vụ né tránh mưa bão, phấn đấu kết thúc thu hoạch trước ngày 20/1/2019, đảm bảo thời vụ sản xuất lạc, ngô xuân. Theo đó, kịp thời bố trí sản xuất trên các vùng đồi, bãi thoát nước, đất sau thu hoạch cây trồng cạn vụ hè thu, chủ động tiêu úng, căn cứ thời gian sinh trưởng của từng nhóm giống.

Đối với các loại giống ngô ngắn ngày (65 - 70 ngày), bố trí thời vụ kết thúc trước ngày 30/10; còn nhóm giống có thời gian tăng trưởng 110 - 115 ngày phấn đấu kết thúc trước 5/10" - ông Đức cho biết thêm.

Sản xuất vụ đông 2018: Bố trí thời vụ hợp lý, né tránh thiên taiCác địa phương khuyến khích các doanh nghiệp đưa giống ngô mới vào trình diễn, khảo nghiệm trên địa bàn. Trong ảnh: Giống ngô sinh khối NK 7328 của Công ty Syngenta Miền Bắc trồng thử nghiệm trên địa bàn Hương Khê, Hương Sơn cho năng suất bình quân từ 7 - 8 tấn/ha trong năm 2017.

Không chỉ huyện Hương Sơn, sau thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con nông dân tại các huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà... cũng đã bắt đầu ra đồng sản xuất vụ đông. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã gieo trỉa được 1.500 ha ngô lấy hạt; hơn 300 ha rau các loại và gần 400 ha khoai lang...

Theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, bố trí hợp lý, đa dạng hóa các loại cây trồng, sản xuất rãi vụ để né tránh thiên tai và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để tăng năng suất, sản lượng, giá trị trên đơn vị diện tích, cần phải củng cố và phát triển các loại hình liên kết sản xuất, ưu tiên các sản phẩm chủ lực có lợi thế trong vụ đông tại các vùng sinh thái khác nhau của địa phương.

Sản xuất vụ đông 2018: Bố trí thời vụ hợp lý, né tránh thiên taiCăn cứ vào diễn biến thời tiết để bố trí linh hoạt khung thời vụ đối với các loại rau, củ, quả nhằm né tránh thiên tai

Theo ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Để đạt mục tiêu đặt ra 12.130 ha sản xuất vụ đông năm 2108, cần có sự vào cuộc của một số doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, tạo động lực thúc đẩy sản xuất vụ đông.

Vì vậy, các địa phương Hương Khê, Thạch Hà, Hương Sơn tiếp tục phát huy vai trò HTX, tổ hợp tác làm cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất ngô sinh khối liên kết với Công ty Vitad, Công ty KC Hà Tĩnh và Công ty Vinamil... phấn đấu đạt diện tích 570 ha. Ngoài ra, các địa phương phát huy lợi thế đất đai phù hợp để xây dựng mô hình liên kết sản xuất rau, củ, quả các loại.

Cũng theo ông Hà, các địa phương cần chủ động sử dụng hợp lý các nguồn vốn để tập trung xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa chủ lực, rau các loại, ngô nguyên liệu. Đặc biệt, hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ sản xuất vụ đông trong khung thời vụ để được hỗ trợ 100% nếu bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Tác giả bài viết: Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,996
  • Tổng lượt truy cập92,662,660
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây