Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, cường độ mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75 đến 102km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 19 giờ ngày 11/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Khánh Hòa – Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 10 - 11.
Vị trí và đường đi của cơn bão. Ảnh NCHMF phát lúc 21.00 ngày 10/12 |
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 12/12, vị trí vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Bình Định – Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý), từ sáng mai (11/12) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9 - 10. Biển động rất mạnh. Các tỉnh ven biển từ Phú Yên – Bình Thuận từ chiều mai (11/12) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9. Ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng – Vũng Tàu có sóng biển cao 2 – 4m, vùng gần tâm bão và phía Bắc của bão có sóng biển cao hơn.
Vùng ven biển các tỉnh Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu đến Bến Tre, Trà Vinh) cần đề phòng dông, lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 - 8.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh mạnh tăng cường, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to, riêng từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rất to.
* Hồi 16 giờ ngày 10/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 290km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và mạnh dần lên đến cấp 9 – 10 (tức là từ 75 đến 102km một giờ).
Vị trí, đường đi của cơn bão. Ảnh NCHMF (bấm vào hình để PHÓNG TO) |
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 11/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 130km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km một giờ), giật cấp 11 - 12. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 12/12, vị trí vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Bình Định – Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý) từ sáng mai (11/12) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 10. Biển động rất mạnh. Các tỉnh ven biển từ Phú Yên – Bình Thuận từ chiều mai (11/12) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9, cấp 10.
Vùng ven biển các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến Bến Tre cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường, ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận có mưa to đến rất to. Có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng.
* Hồi 13 giờ ngày 10/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 115,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 13 giờ ngày 11/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,3 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Vị trí và đường đi của cơn bão. Ảnh NCHMF phát lúc 14.30' (bấm vào hình để PHÓNG TO) |
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 12/12, vị trí vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Bình Định – Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý) từ sáng mai (11/12) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 10. Biển động rất mạnh.
Các tỉnh ven biển từ Phú Yên – Bình Thuận từ chiều mai (11/12) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, cấp 9. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường, nên các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to.
* Hồi 10 giờ ngày 10/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (tức là từ 62 đến 88km một giờ), giật cấp 11-12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 10 giờ ngày 11/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa – Ninh Thuận khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Vị trí và đường đi của cơn bão. Ảnh NCHMF (bấm vào hình để PHÓNG TO) |
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa – Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến 10 giờ ngày 12/12, vị trí vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Bình Định – Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý) từ sáng mai (11/12) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 10. Biển động rất mạnh.
Các tỉnh ven biển từ Phú Yên – Bình Thuận từ chiều mai (11/12) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, cấp 9. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh, nên các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to.
Khoảng chiều hôm nay (10/12) sẽ có một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống nước ta, gây gió mạnh trên vịnh Bắc Bộ cấp 7, giật cấp 9, sau đó ảnh hưởng đến Trung Bộ gây mưa vừa, mưa to đến rất to, các tỉnh miền Bắc trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm.
* Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, phát lúc 9 giờ sáng 10/12, cho biết trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Hagupit (bão số 5) có khả năng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, khoảng 20km/giờ. Sau đó đi vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa- Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Hồi 7 giờ ngày 10/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (từ 62-88km/giờ), giật cấp 11-12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm.
Đến 7 giờ ngày 11/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa-Ninh Thuận khoảng 270km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75-88km/giờ), giật cấp 11-12. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, ở khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa-Bình Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến 7 giờ ngày 12/12, vị trí vùng áp thấp trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/giờ).
Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Bình Định-Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý) từ sáng 11/12 có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10.
Các tỉnh ven biển từ Phú Yên-Bình Thuận từ chiều mai (11/12) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to.
Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 6 giờ 30 ngày 10/12, Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm được 46.616 phương tiện/245.047 người biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.
MK
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã