Học tập đạo đức HCM

Thanh long "sạch" trụ vững trong khó khăn

Thứ hai - 15/10/2018 21:41
rong khi thanh long trồng đại trà rớt giá xuống 500-1.000 đồng/kg, thanh long VietGAP, GlobalGAP 22.000 đồng/kg vẫn bán ào ào

Tỉnh Bình Thuận hiện có 30 HTX và 2 liên hiệp HTX thanh long với diện tích canh tác hơn 3.000 ha. Đây là những địa chỉ sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP luôn bảo đảm được giá bán cao dù thị trường chung rớt giá thê thảm.

Hàng "sạch" giá cao

Trong khi hàng trăm hộ trồng thanh long Bình Thuận phải cắn răng đổ bỏ hàng trăm tấn thanh long vì giá bán rẻ như cho thì cũng ở đây, các vườn trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vẫn bán được giá cao. Ông Võ Văn Chiến, thành viên của HTX Thanh long GlobalGAP Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc), cho biết hơn nửa tháng nay, nhiều hộ trồng thanh long phải đổ bỏ vì không có người mua nhưng hơn 10 tấn thanh long của vườn nhà ông vẫn bán được 22.000 đồng/kg đúng theo cam kết ủy thác xuất khẩu sang thị trường châu Âu từ đầu năm.

Thanh long sạch trụ vững trong khó khăn - Ảnh 1.

Thanh long “sạch” vẫn trụ vững trong cơn bão rớt giá

HTX Thanh long GlobalGAP Thuận Tiến có 11 thành viên. Trong 2 năm qua, đơn vị đã liên kết được với đối tác xuất thanh long qua các thị trường châu Âu như: Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... Theo ông Trần Đình Trung, giám đốc HTX, các hộ trong HTX phải cam kết sản xuất theo đúng yêu cầu của đối tác. Do tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất, việc hợp tác rất thuận lợi từ mấy năm nay, nhờ vậy, các thành viên yên tâm sản xuất mà không lo về giá cả và đầu ra.

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 30 HTX và 2 liên hiệp HTX trồng thanh long. Trong quá trình hoạt động, các HTX rất chú trọng việc xây dựng thương hiệu thanh long sạch bằng cách dán tem chỉ dẫn địa lý, tem QR code truy xuất nguồn gốc, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, làm cầu nối giúp nông dân tiếp cận với các thị trường mới ngoài Trung Quốc. Thanh long Bình Thuận đang tiêu thụ trên thị trường dưới dạng tươi, trong đó chỉ 15% sản lượng tiêu thụ nội địa, còn lại xuất khẩu. Để xuất khẩu chính ngạch, thanh long phải được sản xuất sạch, truy xuất được nguồn gốc, qua chiếu xạ, kiểm tra nhiều tiêu chí về an toàn thực phẩm... Trong nhiều năm nay, sản lượng xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 2%-3% tổng sản lượng thanh long do người trồng chưa cung ứng được sản phẩm "sạch" theo tiêu chuẩn nhà nhập khẩu yêu cầu.

Thanh long Bình Thuận tăng giá trở lại

Sau hơn một tuần giảm giá mạnh, chỉ còn 500-1.000 đồng/kg mà không có người mua, hiện giá thanh long ở Bình Thuận đã tăng trở lại. Chị Trần Thị Gái - chủ vựa thanh long ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc - cho biết từ ngày 11-10, thanh long loại 1 được vựa thu mua khoảng 7.000-8.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 5.000-6.000 đồng/kg.

Theo lý giải của đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện nay việc thu hoạch thanh long đợt cuối đã kết thúc, sản lượng không còn nhiều như trước nên giá bán nhích lên. Mặt khác, việc vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu với Trung Quốc đã thông suốt, giao thương hàng hóa thuận lợi. Dự báo trong những ngày tới, giá thanh long Bình Thuận có thể tăng.

Giá thanh long rục rịch tăng trở lại càng khiến nhiều hộ nông dân tiếc nuối vì không còn hàng để bán.

 

Chị Nguyễn Thị Hà (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) chua xót nói: Lúc giá thanh long xuống thấp kêu mãi không thương lái nào tới mua. Trái hư, gia đình chờ không được phải chặt bỏ hết. Giờ giá tăng trở lại thì không còn gì để bán. Ông Nguyễn Văn Tám (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) thì buồn rầu cho biết vụ mùa này, vườn nhà ông có khoảng 5.000 trái. Không bán được cho ai, ông phải chặt bỏ hết trái chín để dưỡng cành cho kịp làm thanh long nghịch vụ. Giờ ngồi nhìn giá tăng càng buồn hơn. 

Phải phát triển sản xuất "sạch"

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, cho rằng để thanh long Bình Thuận phát triển hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc mở rộng tìm kiếm thị trường chính ngạch, cần phải phát triển sản xuất thanh long theo quy trình sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Bài và ảnh: VIỆT KHÁNH/nld.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay41,568
  • Tháng hiện tại804,063
  • Tổng lượt truy cập88,159,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây