Học tập đạo đức HCM

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung phòng chống cúm gia cầm

Thứ hai - 27/03/2017 05:43
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 427/QĐ-TTg về việc việc tập trung phòng chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam.

Công điện nhận mạnh: hiện nay, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác (A/H5N2, A/H5N8) từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta qua biên giới thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ loại gia cầm, sản phẩm gia cầm trên là rất cao. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân hai nước, đặc biệt cư dân biên giới cũng có thể đưa vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào trong nước như đã từng xảy ra đối với Ma-lai-xi-a và Ca-na-đa.

thu tuong chinh phu chi dao tap trung phong chong cum gia cam

Lực lượng thú y Hà Tĩnh phun tiêu độc, khử trùng trước khi vận chuyển gia cầm vào địa bàn

Để chủ động ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm vào nước ta, hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 18/TTg-KGVX ngày 27 tháng 02 năm 2017, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt một số biện pháp sau:

1. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

2. Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người từ vùng có dịch cúm A/H7N9 nhập cảnh vào Việt Nam và xây dựng phương án xử lý triệt để ca bệnh khi phát hiện có bệnh nhân nhiễm vi rút cúm A/H7N9 tại Việt Nam.

3. Tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động đối với gia cầm và môi trường nhằm phát hiện vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam xâm nhiễm vào nước ta.

4. Quy định cụ thể, giám sát chặt chẽ khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm tại các chợ có bán gia cầm sống và tổ chức thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi chợ; xây dựng phương án đóng cửa chợ gia cầm và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút cúm A/H7N9 tại chợ.

5. Tổ chức diễn tập tình huống theo kế hoạch ứng phó cúm A/H7N9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào trong nước.

6. Các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt góp phần ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Theo thông báo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO): Từ cuối tháng 3 năm 2013 đến ngày 20 tháng 3 năm 2017 đã có 1.342 người Trung Quốc bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9, trong đó có 494 ca tử vong. Đặc biệt trong gần 3 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 533 người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9, trong đó các tỉnh có chung biên giới với nước ta là Quảng Tây có 17 người bị nhiễm cúm A/H7N9 do tiếp xúc với gia cầm sống bán tại chợ và tỉnh Vân Nam có 2 người mắc bệnh. Đồng thời, Trung Quốc đã phát hiện trên 2.000 mẫu dương tính với vi rút cúm A/H7N9 trên gà, vịt, bồ câu, vẹt, ở môi trường tại các chợ gia cầm và một số trường hợp ở trại gia cầm nuôi thương phẩm, gia cầm giống.

Theo P.V/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm292
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,382
  • Tổng lượt truy cập92,576,046
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây