Học tập đạo đức HCM

Trà xuân muộn + gieo sạ = được mùa

Thứ tư - 27/06/2012 05:15
Theo Phó GĐ Sở NN-PTNT Nam Định Nguyễn Phùng Hoan, vụ xuân 2012 thời tiết không hà khắc lắm, dịch bệnh nhẹ cộng với sự chỉ đạo tập trung, đồng bộ; lúa được cấy và trỗ gọn… nên Nam Định lại được mùa.

 

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh cấy 77.700 ha lúa, tuyệt đại đa số là trà xuân muộn (98-99%), trong đó có khoảng 10% diện tích được gieo sạ. Ông Hoan cho biết, từ năm 2008 Nam Định đã triển khai biện pháp gieo sạ thay cấy. Đến nay, qua thực tế đã thấy rõ tính ưu việt của biện pháp này: Tiết kiệm chi phí, năng suất tăng… Nhưng tập quán của bà con nông dân Nam Định từ lâu đời vẫn là cấy, dù đã chứng minh được tính nổi trội nhưng biện pháp gieo sạ vẫn bị nhiều địa phương tiếp nhận một cách dè dặt. Chỉ những nơi đã qua gieo sạ một vụ rồi thì bà con lại đâm mê, nhất quyết không bỏ. Địa phương gieo sạ nhiều nhất là Nam Trực với 2.000 ha, tiếp theo là Nghĩa Hưng, Ý Yên. Chủ trương của tỉnh là trong những vụ tới, sẽ phấn đấu đưa tỷ lệ gieo sạ lên từ 40-50% tổng diện tích gieo cấy…

Về cơ cấu giống lúa, vụ xuân 2012 Nam Định có sự dịch chuyển rất mạnh. Nếu như ba, bốn năm trước, lúa lai chiếm từ 60-70% cơ cấu giống trên tổng diện tích gieo cấy toàn tỉnh thì vụ này chỉ còn 33%, còn lại là lúa thuần, chủ yếu là lúa chất lượng, trong đó giống Bắc thơm 7 chiếm tới 30% cơ cấu giống toàn tỉnh.

 

Sở dĩ có sự chuyển dịch mạnh như vậy, là bởi hai yếu tố. Thứ nhất là đầu ra của lúa thuần thương phẩm cao hơn lúa lai khoảng 40%, trong khi năng suất không kém lúa lai; vì thế giá trị trên mỗi đơn vị diện tích được nâng cao. Thứ hai là gieo cấy lúa thuần, tỉnh hoàn toàn chủ động được giống; giá giống rẻ, nhiều nơi nông dân có thể tự để giống được.

 

 

Thật đáng tiếc cho một thương hiệu. Tuy nhiên, sự “mất giá” của tám xoan không làm giảm tiếng tăm của gạo Nam Định nói chung. Giá trị mỗi đơn vị diện tích lúa đang được nâng cao và con số năng suất trên 68 tạ/ha bình quân toàn tỉnh trong vụ xuân này vẫn là một con số đầy ấn tượng trên bản đồ nông nghiệp VN.

Hỏi về tám xoan Hải Hậu, một loại gạo đặc sản của Nam Định từng nổi tiếng từ rất lâu đời, ông Hoan cho hay, từ nhiều năm nay, diện tích gieo cấy loại lúa này không nhiều và có xu hướng càng ngày càng teo lại. Nguyên nhân chính là tám xoan chỉ cấy được vào vụ mùa, trên những vùng thổ nhưỡng đặc biệt, năng suất thấp trong khi thời gian sinh trưởng rất dài, nên đã cấy tám xoan thì không thể giải phóng đất để làm vụ đông.

 

Muốn tám xoan giữ được đúng hương vị của nó thì phải bón toàn phân hữu cơ chứ không thể bón phân hóa học. Hơn thế nữa muốn có gạo thì phải xay bằng cối, giã bằng cối truyền thống chứ không thể xay xát bằng cơ giới, và nấu thì phải nấu nồi đất. Cầu kỳ thế nhưng lúa tám xoan trên thị trường cũng không cao hơn Bắc thơm 7 bao nhiêu. Tám xoan càng ngày càng mất tiếng tăm bởi "gian thương" thường trộn thêm gạo thường vào gạo tám. Tệ hại hơn nữa là một số gian thương còn dùng cây lá tám (một loại cây lá có mùi thơm y hệt gạo tám xoan) giã nát rồi “hồ” gạo thường giả làm gạo tám.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập513
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại92,396
  • Tổng lượt truy cập88,770,730
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây