Học tập đạo đức HCM

Vui mùa quả mới

Thứ hai - 09/11/2015 20:28
Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi sum xuê.
 
cam vinh, Lục Ngạn

Một vườn cam Vinh ở Lục Ngạn

Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.

Tại vườn cam Vinh của gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu, thôn Thượng, xã Quý Sơn cây nào cây ấy trĩu quả. Vào đầu vụ, ông hái tỉa bán gần 6 tạ quả với giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, thương nhân đến tận vườn thu mua.

Thu hoạch cả vụ này ước khoảng 5 – 7 tấn. Năm ngoái, gia đình ông lãi hơn 100 triệu đồng từ cam.

Theo ông Thiệu, trồng cam trên luống cao, đào rãnh thoát nước đề phòng úng ngập, lắp đặt xung quanh vườn đường ống tưới chống hạn.

Thông tin từ UBND xã Quý Sơn, toàn xã có gần 40 ha cam Vinh cho thu hoạch, sản lượng khoảng 400 tấn, doanh thu ước đạt hơn 10 tỷ đồng.

Là địa bàn đi đầu phát triển cây có múi của huyện với hơn 200 ha, xã Tân Quang cũng đang đón mùa quả bội thu với khoảng 1,5 nghìn tấn cam và hàng chục vạn quả bưởi Diễn.

Mấy năm gần đây, người dân nhạy bén đưa bưởi da xanh vào trồng với tổng diện tích 5 ha rải rác ở các thôn. Hiện nhiều vườn cho thu hoạch với năng suất bình quân 12 tấn/ha, giá bán tại vườn 40 nghìn đồng/kg, ước tính lãi 200 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Dương Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho biết, dù mới được trồng chưa nhiều tại địa bàn nhưng bưởi da xanh đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng, mẫu mã. Những năm tới, xã khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích nhằm đa dạng sản phẩm cây ăn quả.

Ngoài cam Vinh, bưởi Diễn, năm nay cam đường Canh tiếp tục được mùa. Các nhà vườn đang dồn sức chăm sóc để kịp thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán.

Anh Đồng Văn Hải, thôn Cầu Cao, xã Quý Sơn ngày ngày chăm chút, chằng buộc, chống đỡ những cây cam sai trĩu quả. Đường vào vườn được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh lây lan dịch bệnh từ nơi khác.

Đặc biệt, anh còn xây bể ngâm phân vi sinh, đậu tương bón cho cam nhằm tăng vị ngọt. Được biết, trước đây, khu đất này toàn sỏi đá. Năm 2011, anh Hải chở đất màu, san gạt cải tạo toàn bộ vườn để trồng cam.

Anh cho hay: “Vườn quả như hôm nay tôi thấy công sức mình bỏ ra đã được đền đáp. Vụ này, gia đình tôi thu được khoảng chục tấn cam. Giống cam đường Canh chỉ cần quả vừa phải, đồng đều mới bán được giá cao. Vì vậy tôi phải căn đúng thời điểm bón phân cân đối để cây cho nhiều quả loại 1”.

Theo nhiều chủ vườn, năm nay mưa lũ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã làm nhiều vườn bị úng ngập lâu ngày trong nước gây rụng quả.

Tuy nhiên, do nhà vườn làm chủ kỹ thuật nên Phòng NN-PTNT huyện Lục Ngạn nhận định với 1,2 nghìn ha cam, hơn 600 ha bưởi, sản lượng các cây trồng này năm nay ước đạt gần 16 nghìn tấn, tăng khoảng 4 nghìn tấn so với năm trước. Xã có sản lượng cao là Hồng Giang, Tân Mộc, Tân Quang, Thanh Hải.

Để giúp nông dân có niềm vui trọn vẹn với mùa quả mới, cơ quan chuyên môn của huyện cử cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc.

Chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cùng với chất lượng nông sản nức tiếng đã khiến hầu hết các vườn quả đều có khách hàng tìm đến tận nơi.

Anh Bùi Văn Chung, chủ một điểm cân tại xã Quý Sơn nói: “Theo thỏa thuận, tôi làm đầu mối gom hàng rồi giao cho thương nhân Quảng Ninh và Hà Nội. Mới đầu mùa, trong hơn 1 tháng qua, mỗi ngày tôi mua gom và giao cho bạn hàng khoảng 1 tấn cam Vinh”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả; phấn đấu đưa Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây có múi đạt khoảng 2 nghìn ha. Để đạt được mục tiêu này, huyện tập trung thực hiện các giải pháp như: Chỉ đạo các xã rà soát chuyển một phần diện tích cây vải, hồng kém hiệu quả sang trồng bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh, cam V2 tại các xã trọng điểm Hồng Giang, Quý Sơn, Trù Hựu, Thanh Hải, Tân Mộc, Tân Quang, Giáp Sơn, Phì Điền.

Cùng với đó hằng năm, UBND huyện bố trí kinh phí hỗ trợ 50 – 60% giá giống cho hộ có nhu cầu; tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật; xây dựng hạ tầng phục vụ SX.

Hãy truy cập tinnongnghiep.vn để cập nhật những thông tin nóng hổi nhất về thị trường nông nghiệp Việt Nam!

Nguồn: Theo Trịnh Lan – Báo Nông nghiệp Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập604
  • Hôm nay82,828
  • Tháng hiện tại818,938
  • Tổng lượt truy cập93,196,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây