Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh - Nắng hạn hết sức căng thẳng

Thứ ba - 23/06/2020 06:06
Cây ăn quả khô héo; ruộng đồng nứt nẻ; hồ đập, giếng nước cạn trơ đáy… là thự
Gốc bưởi từng mang lại thu nhập tiền triệu cho hộ anh Tiềm nay chết khô vì nắng hạn. Ảnh: Thanh Nga.

Gốc bưởi từng mang lại thu nhập tiền triệu cho hộ anh Tiềm nay chết khô vì nắng hạn. Ảnh: Thanh Nga.

Cả tháng không mưa, cây cối cháy xém

Sáng những ngày cuối tháng 6, trời chưa tỏ mặt người nhưng ánh nắng chói chang đã rọi thẳng vào nhà dân. Từ TP Hà Tĩnh chúng tôi mất gần 2 giờ đồng, luồn lách qua nhiều km đường đất lổm nhổm ổ trâu, ổ gà mới đến được “chảo lửa” xã Lộc Yên, huyện Hương Khê.

Trang trại 8 ha của anh Nguyễn Văn Tiềm, thôn Trường Sơn là điểm dừng chân đầu tiên của đoàn. Lúc chúng tôi đến, anh Tiềm đang vã mồ hôi kéo đường ống nước tưới chống hạn cho những cây bưởi, cam bị cháy xém, héo úa vì nắng.

Nhiều cây cam của gia đình ông Thân chưa kịp 'khai sinh' đã bị 'khai tử' vì thiếu nước tưới. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiều cây cam của gia đình ông Thân chưa kịp "khai sinh" đã bị "khai tử" vì thiếu nước tưới. Ảnh: Thanh Nga.

"Hơn một tháng nay đất Lộc Yên không có giọt mưa nào. Nắng nóng từ 6h sáng đến tận 18h, thậm chí nền nhiệt nhiều ngày trung bình lên đến 40 - 41 độ C khiến “cây khô, người héo”. Riêng vườn bưởi, cam 2.400 gốc của gia đình tôi đã có khoảng 200 gốc bị héo, một số diện tích mới trồng khoảng 2 năm chết khô từ gốc đến ngọn”, anh Tiềm đưa tay quệt vội dòng mồ hôi chảy dài trên gò má than thở.

Không chỉ “khai tử” một số diện tích mới trồng, nắng hạn còn gây ảnh hưởng nặng nề đến việc tăng trọng lượng, chất lượng quả cam, bưởi và tuổi thọ cây trồng.

Anh Tiềm cho biết, để cứu vườn cây ăn quả đã đầu tư hàng tỷ đồng, cách đây hơn 1 tuần anh phải bỏ ra hơn 12 triệu đồng khoan thêm giếng để lấy nước tưới.

Mặc dù vậy, giải pháp này cũng chỉ mang tính chất đối phó, giữ vườn cây. Còn về lâu dài, nếu đến hết tháng 6 trời không có mưa chắc chắn diện tích cam, bưởi chết cháy sẽ tăng lên theo cấp số nhân, thiệt hại vô cùng nặng nề.

Ruộng đồng nứt nẻ vì cả tháng trời không có mưa. Ảnh: Thanh Nga.

Ruộng đồng nứt nẻ vì cả tháng trời không có mưa. Ảnh: Thanh Nga.

Chung cảnh ngộ, trang trại cam, bưởi 1,5 ha của ông Nguyễn Văn Thân, thôn Trường Sơn nằm ngay cạnh đập ông Vờm nhưng cũng khô khốc, cháy sém vì thiếu nước tưới.

Theo ông Thân, trang trại của ông lứa cây trồng lâu năm nhất cũng mới được 4 - 5 năm; hầu hết là diện tích mới trồng chưa được 2 năm, bộ rễ đang kém nên khi gặp thời tiết nắng hạn kéo dài, không có nước tưới đã rơi vào trạng thái héo úa, chết khô.  

“Nhiều cây bắt đầu ra quả bói nhưng nắng nóng đã rút khô cả cây lẫn quả. Bao nhiêu công, của đổ vào vườn cây nay “trời cho chộ (thấy) mà không cho ăn” đúng là quá xót xa”, ông Thân buồn bã.

Theo thống kê bước đầu của xã Lộc Yên, hiện có khoảng 30/300 ha cây ăn quả của địa phương thiếu nước nghiêm trọng. Trong đó, có một số diện tích bị khô héo, chết cục bộ, rơi vào nhóm cây mới trồng được 1-2 năm. Ngoài ra, 20/115 ha lúa hè thu vùng cao cưỡng cũng đã có biểu hiện nứt nẻ, kém phát triển.

Nông dân nỗ lực bao quả chống hạn cho bưởi Phúc Trạch. Ảnh: Thanh Nga. 

Nông dân nỗ lực bao quả chống hạn cho bưởi Phúc Trạch. Ảnh: Thanh Nga. 

Còn tại xã Hương Lâm, theo Phó Chủ tịch UBND xã Lê Hữu Thức, gần như 100% diện tích đất sản xuất cây trồng cạn (50 ha) và lúa hè thu (25 ha) của xã đã rơi vào tình trạng thiếu thiếu nước nghiêm trọng.

4/4 hồ chứa nước trên địa bàn cạn trơ đáy, không còn khả năng tưới, nếu trong khoảng 1 tuần nữa trời không mưa, toàn bộ diện tích trên sẽ chết hết.

“2 năm nay hạn hán ở Hương Khê nói chung, xã Hương Lâm nói riêng hết sức gay gắt. Năm nay, tuy nền nhiệt chưa đạt đỉnh so với 2019 nhưng thời gian nắng kéo dài hơn rất nhiều. Hiện nước sinh hoạt bà con đang dựa vào nước khe suốt để khắc phục còn nước tưới sản xuất thì nhìn hoàn toàn vào nước trời”, ông Thức nhấn mạnh.

Anh Tiềm huy động hết nguồn nước từ ao hồ, giếng khoan tưới cứu vườn cây tiền tỷ. Ảnh: Thanh Nga.

Anh Tiềm huy động hết nguồn nước từ ao hồ, giếng khoan tưới cứu vườn cây tiền tỷ. Ảnh: Thanh Nga.

Toàn huyện Hương Khê có 157 hồ, đập vừa và nhỏ nhưng đến nay đã có rất nhiều đập như: Nhà Vân (xã Hương Vĩnh); đập Bắc (Phú Gia); hồ Hà Thông, đập Nậy (xã Hương Xuân); đập Nhà Tầu, đập Z20 (xã Hương Trạch); đập Làng (Hương Đô); đập Trâm, Khe Nước, Cây Tắt (Hoà Hải); đập ông Đọn (xã Phúc Đồng)… nằm dưới mực nước chết. Trong tuần tới nếu không có mưa lớn bổ sung, lượng nước còn lại ở hầu hết các hồ chứa cũng chỉ đủ cho 1 đến 2 đợt tưới.

Hồ đập cạn trơ đáy. Ảnh: Thanh Nga.

Hồ đập cạn trơ đáy. Ảnh: Thanh Nga.

Giếng cạn trơ đáy, người dân mòn mỏi vì thiếu nước sinh hoạt

Không chỉ gây thiệt hại cho sản xuất, nắng nóng kéo dài còn làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn người dân vì thiếu nước sinh hoạt.

Hiện đã có khoảng 600 giếng nước của các hộ dân cạn trơ đáy, tập trung ở các xã  Hương Lâm (400 hộ); Hương Liên (100 hộ); Điền Mỹ (70 hộ)… và con số này đang tiếp tục gia tăng từng ngày.

Bà Nguyễn Thị Liễu, thôn 4, xã Hương Lâm vừa chờ bơm nước từ chiếc giếng khoan của nhà hàng xóm vào can vừa than thở: “Nắng như thiêu đốt khiến mọi thứ đảo lộn hết cả. Gần một tuần nay, sáng nào hai vợ chồng tôi cũng phải thay phiên nhau xách can đi hơn 1 km xin nước về nấu ăn, tắm giặt. Đúng là thiếu gì chứ thiếu nước là khổ sở nhất trên đời”.

Trường hợp bà Liễu còn may mắn xin được nước giếng khoan để sử dụng, nhiều hộ dân ở khu vực cao cưỡng, phải “thắt lưng buộc bụng” vay tiền, góp mỗi hộ 5 - 10 triệu đồng lắp đường ống dẫn nước từ khe suối về sinh hoạt.

Hơn 600 hộ dân trên địa bàn Hương Khê đảo lộn cuộc sống vì thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Thanh Nga. 

Hơn 600 hộ dân trên địa bàn Hương Khê đảo lộn cuộc sống vì thiếu nước sinh hoạt. Ảnh: Thanh Nga. 

“Nắng hạn nên nước khe suối, ao hồ đục ngầu, không đảm bảo vệ sinh nhưng chúng tôi vẫn phải nhắm mắt sử dụng. Nói thật, người lớn có thể chịu đựng được nhưng thương nhất là trẻ con, đội nắng đi học giữa nhiệt độ 40 - 42 độ C, về nhà lại không đủ nước để ăn, uống, tắm rửa. Nhiều đứa phát bệnh vì nắng nóng, thiếu nước”, chị Lê Thị Tình, cùng thôn nói.

Ông Lê Hữu Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm xác nhận, hiện giếng đào của các hộ dân trên địa bàn xã cơ bản đã cạn nước, chỉ còn một số giếng khoan là còn nước. Để có nước sinh hoạt, nhiều hộ ở xa phải lắp đặt đường ống đến 3-4 km lấy nước từ khe suối; hộ gần nhất khoảng 1 km.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê thông tin, trong 23 ngày qua trên địa bàn huyện hoàn toàn không có mưa và nắng nóng liên tục. Cá biệt, một số xã như Lộc Yên, Phúc Trạch, Hương Đô… thời gian nắng nóng đã kéo dài đến trên dưới 40 ngày, tình trạng hạn hán hết sức căng thẳng.

Nhiều hộ phải bỏ ra cả chục triệu đồng lắp đường ống dẫn nước từ khe suối về sử dụng. Ảnh: Thanh Nga.

Nhiều hộ phải bỏ ra cả chục triệu đồng lắp đường ống dẫn nước từ khe suối về sử dụng. Ảnh: Thanh Nga.

Đến thời điểm này, đã có ít nhất 1.500 ha đậu, ngô hè thu gieo trỉa không mọc hoặc chết yểu; 1.000 ha cam, bưởi thiếu nước, nhiều vùng ở xã Phúc Trạch, Hương Đô cây bị chết khô. Có khoảng 200/2.000 ha lúa hè thu thiếu nước, nếu với đà nắng nóng tiếp tục kéo dài như hiện này lo sợ 200 ha lúa sẽ chết và diện tích cam, bưởi chết cũng sẽ tăng rất nhanh.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, hầu hết hồ đập trên địa bàn huyện Hương Khê chủ yếu dung tích nhỏ và đã xuống cấp nên các giải pháp chống hạn hiện nay cũng chỉ mang tính chất đối phó. Tất cả vẫn phải phụ thuộc nước trời. Tuy nhiên, theo dự báo, từ nay đến hết tháng 6/2020 nắng nóng tiếp tục gay gắt nên nguy cơ thiệt hại do hạn hán gây ra sẽ tiếp tục gia tăng.

Hiện chính quyền địa phương đang hướng dẫn bà con tận dụng nước giếng khoan, các luồng lạch để bơm tưới chống hạn cho cây trồng; sử dụng cành cây, phế phẩm nông nghiệp tấp ủ gốc cây ăn quả hạn chế thất thoát nước, giữ ẩm cho đất; tiển khai bao quả chống nắng…

"Đối với nước sinh hoạt, rất mong tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân khoan giếng. Còn về lâu dài, Trung ương, tỉnh cần đầu tư xây dựng dự án đập Trại Dơi, ở xã Phú Gia, góp phần giữ mạch nước ngầm, giải quyết bài toán thiếu nước sinh hoạt, nước tưới sản xuất; đồng thời hỗ trợ cắt giảm lũ vào mùa mưa”, ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê nhấn mạnh.

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập597
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,924
  • Tổng lượt truy cập92,022,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây