Học tập đạo đức HCM

Một số lưu ý nuôi cá lồng bè trong mùa mưa

Thứ bảy - 30/10/2021 10:12
Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế thuỷ sản kể cả khai thác và nuôi trồng. Tận dụng ưu thế là tỉnh có nhiều luồn lạch, cửa biển, eo biển, sông suối, hồ chứa, nhiều hộ gia đình đã đầu tư mô hình nuôi cá lồng bè. Đối tượng nuôi lồng bè chủ yếu các loài cá có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng như cá chẽm, cá mú, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, cá điêu hồng, …. Trong những năm qua nghề nuôi cá lồng bè đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân ven sông ven biển, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 167 lồng nuôi cá trên sông, hồ đập với tổng thể tích hơn 34.000m3. Thời tiết Hà Tĩnh trong thời gian này diễn biến bất lợi cho cá sinh trưởng và phát triển. Mưa lớn trên diện rộng, môi trường nước ở các lưu vực sông biến động; các chỉ số về nhiệt độ nước, ôxy, độ mặn, độ pH, độ kiềm thay đổi  đột ngột khiến cá nuôi khó thích ứng, biếng ăn, suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm bệnh đột ngột và chết. Bên cạnh đó, dòng nước chảy mạnh cũng khiến cho các lồng cá dễ bị đứt dây phao, tuột dây neo, rách lưới.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại trong nuôi cá lồng vào mùa mưa bão, bà con cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

- Phải thường xuyên theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết để chủ động ứng phó kịp thời, tiến hành thu hoạch cá đạt kích cỡ thương phẩm trước mùa mưa lũ.

- Kiểm tra lại lồng bè, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi có dòng chảy nhẹ để tránh mưa lũ làm hỏng lồng. Chuẩn bị thuyền máy, phao cứu sinh hỗ trợ khi cần thiết.

- Mực nước và tốc dộ dòng chảy ở các sông, suối sẽ tăng lên khi có mưa lũ. Do đó ở những nơi có dòng chảy lớn cần dùng tấm chắn, bạt che chắn phía trước lồng nuôi làm giảm dòng chảy trực tiếp vào lồng, ngăn chặn các vật rắn, gỗ làm hư hỏng lồng gây thất thoát cá ra ngoài.

- Song song với việc phòng chống lũ lụt, người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh trong mùa mưa lũ như bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng, treo túi vôi trước dòng chảy để phòng bệnh cho cá, thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thong thoáng để thoát nước. Hạn chế cho ăn khi có mưa bão để hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí.

                                                                    Trần Hương- Chi cục Thuỷ sản/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Văn bản số 3480/UBND-NL5

Về việc triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Kế hoạch số 203/KH-UBND

Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Quyết định sô 1284/QĐ-BNN-VPĐP

Phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay9,999
  • Tháng hiện tại416,139
  • Tổng lượt truy cập77,853,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoihatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây