Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Tĩnh tìm đủ cách chống hạn “cứu” cây trồng

Chủ nhật - 28/06/2020 22:42
Nắng nóng kéo dài, nông dân Hà Tĩnh đang “căng mình” chống hạn cứu các loại cây trồng trước thời tiết cực đoan...
1 116

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều diện tích cây ăn quả ở Hương Khê bị khô héo...

Hương Khê là địa phương xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong đợt nắng nóng gay gắt kéo dài.

Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã có 942ha cam, bưởi bị thiếu nước, tập trung tại các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Lâm và Hương Liên. Trong đó, 7ha bị héo chết không có khả năng phục hồi tại các xã Hương Thủy, Phúc Trạch, Lộc Yên.

2 109

...và đồng ruộng nứt nẻ

Nắng nóng cũng đã làm cho 200ha lúa hè thu tại các xã Hương Xuân, Hương Long, Hương Bình, Hương Lâm, Hương Liên... bị thiếu nước. Hầu hết 1.500ha ngô, đậu sinh trưởng kém do nắng hạn.

3 101

Ông Nguyễn Đình Sen ở thôn 6, xã Phúc Trạch tưới nước chống hạn cho hơn 2.200 gốc cam, bưởi

Dưới trời nắng nóng, ông Nguyễn Đình Sen ở thôn 6, xã Phúc Trạch (Hương Khê) - chủ trang trại có hơn 2.200 gốc cam, bưởi đang nỗ lực phun tưới cho cây.

Ông Sen nói: "Chưa năm nào thời tiết khắc nghiệt như năm nay, làm cho gần 200 gốc cam của gia đình bị chết khô. Hơn 10 ngày nay, tôi phải dùng máy bơm nước từ suối lên để chống hạn cho cây, mỗi ngày hết 24 lít dầu.

Dù tốn kém, vất vả nhưng chúng tôi phải cứu những gốc cam, bưởi còn lại, bởi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình”.

 

4 91

Người dân trồng chè ở Hà Tĩnh đang tập trung triển khai thực hiện các giải pháp chống hạn

Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Trước tình hình thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả.

Để chống hạn, huyện đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng các biện pháp như tấp ủ gốc, tưới nước; tìm kiếm, bổ sung thêm các nguồn nước như đào giếng, huy động máy bơm từ các sông suối gần vườn cây để chống hạn.

Với diện tích cam, bưởi lớn nhất huyện, nông dân xã Thượng Lộc (Can Lộc) đang dùng nhiều phương pháp để bổ sung nước và chất dinh dưỡng, giúp cây đặc sản vượt nắng nóng.

Hơn 1 tháng nay, ngày nào vợ chồng chị Võ Thị Uyên (thôn Thành Mỹ) cũng ra vườn chăm sóc 300 gốc cam, bưởi.

6 45

Nông dân xã Thượng Lộc đang dùng nhiều phương pháp để bổ sung nước và chất dinh dưỡng cho cây

“Phát triển quả là giai đoạn đặc biệt quan trọng, nên ngoài bón phân bổ sung dinh dưỡng thì việc tưới nước thường xuyên giai đoạn nắng nóng rất cần thiết. Để dẫn nước từ hồ về vườn, gia đình đã chi 3 triệu đồng mua máy bơm và đầu tư 100m ống nối, 100m vòi tưới. Sáng tưới, tối tưới, dù vất vả nhưng bù lại cam, bưởi phát triển tốt. Mùa này, tính riêng bưởi nhà tôi đã có khoảng 6.000 quả đang thì phát triển tốt, hứa hẹn mang về nguồn thu lớn” – chị Võ Thị Uyên cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc thông tin: “Nắng nóng khắc nghiệt, việc chăm sóc cây đặc sản càng vất vả. Bà con đang tập trung tưới tiêu cho gần 300 ha cam, bưởi, trong đó có 200 ha đã cho thu hoạch. Năm nay, tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cam Thượng Lộc ít hơn năm ngoái khoảng 15% nên việc chăm sóc theo quy trình kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nếu muốn đạt năng suất cao. Hiện đang là giai đoạn quả phát triển, rất cần nước, do vậy địa phương cử cán bộ nông nghiệp thường xuyên bám nắm tình hình, hướng dẫn bà con các biện pháp chăm sóc, cung cấp độ ẩm giúp cây khỏe, quả tốt”.

Nông dân Hà Tĩnh tìm đủ cách chống hạn “cứu” cây trồngTrạm bơm Sơn Ninh 1 vận hành 4 máy đảm bảo tưới liên tục 24/24 giờ phục vụ sản xuất lúa hè thu

Nắng nóng khắc nghiệt làm cho 400ha diện tích lúa hè thu, gần 1.000ha cây ăn quả ở Hương Sơn bị thiếu nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng...

Bà Uông Thị Kim Yến – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho hay: Ngay sau khi tiếp nhận công điện của tỉnh, huyện Hương Sơn đã cắt cử cán bộ phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh rà soát các hồ đập do đơn vị quản lý, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị thủy nông điều tiết nước, đắp kênh dẫn tưới chống hạn cho những diện tích lúa hè thu ở vùng cuối kênh. Hiện tại, nhiều diện tích lúa hè thu thiếu nước đã cơ bản được khắc phục.

Nông dân Hà Tĩnh tìm đủ cách chống hạn “cứu” cây trồngNgười dân xã Sơn Ninh ( Hương Sơn) khơi bờ dẫn nước vào ruộng để dặm tỉa lúa

Với tổng diện tích 6 sào nhưng bà Nguyễn Thị Nguyệt ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh (Hương Sơn) chỉ gieo cấy được 5 sào do không đủ nước. Thế nhưng, gieo cấy xong bà không thể dặm tỉa được vì gặp phải nắng nóng, khô hạn những ngày qua.

“Sáng 27/6, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đã bố trí máy bơm dã chiến để bơm nước chống hạn cho lúa. Khi nguồn nước về tôi tranh thủ ra đồng đắp bờ dẫn nước để tiến hành dặm tỉa...” – bà Nguyệt cho hay.

8 14

Nhiều hồ đập nhỏ ở Hà Tĩnh đã khô cạn là một trong những khó khăn cho công tác chống hạn

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, công tác chống hạn đang được các địa phương triển khai quyết liệt theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, trước dự báo trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nắng nóng gay gắt kéo dài 10 – 20 ngày tới, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các địa phương huy động tối đa mọi nguồn lực triển khai thực hiện các giải pháp chống hạn, kỹ thuật cho cây trồng vụ hè thu.

“Để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, các công ty thủy lợi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức đắp chặn các trục tiêu, kênh dẫn, khe lạch để giữ nước. Mặt khác, bơm tát, lắp đặt thêm các máy bơm dã chiến, thực hiện phương án chuyển nước tạo nguồn từ các hồ chứa để chống hạn” – ông Thanh nhấn mạnh.

Các giải pháp kỹ thuật chống hạn cho cây trồng: Đối với cây ăn quả, chè, cần tiến hành tủ gốc để tưới giữ ẩm cho cây, tưới đẫm ở gốc cây, đồng thời cắt tỉa những cành khô... để hạn chế thoát hơi nước.

Đối với cây lúa, giai đoạn này có thể tưới theo phương pháp nông - lộ - phơi để tiết kiệm nước. Tiếp tục chăm sóc, dặm tỉa, bón thúc đẻ nhánh đối với diện tích chưa bón theo quy trình.

Đối với cây trồng cạn, trước mắt có thể tận dụng nguồn nước tại chỗ ở các ao, hồ, sông suối và có thể tạo nguồn bằng biện pháp khoan giếng tại chỗ để bơm tưới...

Theo Thanh Hoài - Lê Tuấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,740
  • Tổng lượt truy cập90,291,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây