Học tập đạo đức HCM

Sâu keo mùa thu trở lại, chỉ sau 1 đêm những ruộng ngô bị cắn nát xơ xác

Thứ bảy - 25/07/2020 09:47
Sâu keo mùa thu đã xuất hiện trở lại trên các vùng trồng bắp ở nhiều tỉnh Đông Nam bộ. Đáng ngại là năm nay, sâu xuất hiện gây hại sớm hơn năm trước, đang đe dọa trực tiếp đến thu nhập của nhiều bà con nông dân.

Năm trước, khi cây bắp được 7-8 lá mới xuất hiện sâu keo. Năm nay, tại Bình Thuận, sâu keo mùa thu gây hại sớm hơn khi cây bắp mới bắt đầu từ 2-3 lá. Nhiều vùng trồng đã bị sụt giảm năng suất từ 60-80%, thậm chí mất trắng.

Sâu keo mùa thu trở lại, cảnh báo nguy hại hơn xưa - Ảnh 1.

Sâu keo mùa thu hại bắp.

Bà Ngô Ngọc Thuận ở xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam) kể, sâu bệnh hại đã tấn công ruộng bắp hơn 1ha của mình ngay từ đầu vụ. Dù gia đình đã tập trung phun xịt thuốc, nhưng chỉ hơn 1 tuần sau khi phát hiện, vườn bắp bị sâu cắn nát trơ trụi. Hiện gia đình bà phải phá bỏ ruộng bắp cũ, cày lại đất, xử lý mầm bệnh và chuẩn bị xuống đợt giống bắp khác.

Ngụ cùng xã, ông Mang Văn Chanh cho biết, hơn 65ha bắp của nhiều nông dân khác ở xã Hàm Cần cũng đã bị sâu keo gây hại. Sâu keo không chỉ cắn thủng rách phần lá bắp mà còn cắn nát luôn chồi non, phá hủy khả năng phát triển của cây.

Từ năm 2019, sâu keo gây hại khiến bà con gặp khó khăn. Nhiều người phải bán trâu, bò trả nợ tiền vay ngân hàng. "Năm nay, sâu keo lại tiếp tục đe dọa mùa màng, bà con rất mong chính quyền có biện pháp giúp nông dân phòng trừ cho hiệu quả", ông Chanh nói.

Sâu keo mùa thu trở lại, cảnh báo nguy hại hơn xưa - Ảnh 2.

Nhiều ruộng bắp của nông dân ở xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam) bị sâu keo gây hại.

Bà Nguyễn Thị Hồng Sáng – Phó chủ tịch UBND xã Hàm Cần cho biết, mật độ sâu gây hại trung bình từ 4-8 con/m2, tỷ lệ lá bị sâu gây hại từ 50% trở lên. Chính quyền địa phương và các công ty thuốc đã trực tiếp hướng dẫn bà con cách thức phun xịt nhưng chỉ mới giảm bớt phần nào.

Tại huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu), ông Hồ Văn Thân kể, 0,5ha bắp khoảng 30 ngày tuổi của ông cũng bị sâu keo gây hư hại nghiêm trọng, nhiều cây bị trụi sạch lá chỉ sau một đêm, ước tính thiệt hại khoảng 60%. "Đáng lo là bệnh mới này vẫn chưa có thuốc đặc trị nên bà con nông dân còn khá lúng túng trong việc phòng dịch", ông Thân cho biết.

Thống kê của Sở NNPTNT tỉnh cho thấy, gần 30ha diện tích trồng bắp tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và TX. Phú Mỹ đã bị sâu keo mùa thu gây hại và đang có nguy cơ lan rộng.

Sâu keo mùa thu trở lại, cảnh báo nguy hại hơn xưa - Ảnh 3.

Cán bộ nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu keo hại bắp.

Huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xuống giống gần 380ha bắp. Phòng NNPTNT huyện ghi nhận đã có 10ha nhiễm sâu keo mùa thu. Hiện tại, các sinh vật gây hại chỉ ở mức nhẹ hoặc trung bình.

Tuy nhiên, do thời tiết nắng mưa đang xen kẽ nhau, cây bắp bước vào giai đoạn mẫn cảm với sinh vật hại. Dự báo thời gian tới, sâu keo sẽ còn phát sinh gây hại cây bắp trên diện rộng.

ThS. Lê Công Hoàng – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận cho biết, đúng là năm nay sâu keo gây hại sớm hơn năm trước. Nông dân cần chú ý thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu từ 1-3 tuổi để phun xịt thuốc đạt hiệu quả.

Sâu keo mùa thu trở lại, cảnh báo nguy hại hơn xưa - Ảnh 4.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cần thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện sâu bệnh.

Bẫy bả chua ngọt cũng là một cách nhằm hạn chế tốc độ lây lan, cũng như giảm thiểu thiệt hại của sâu. Nông dân có thể hòa trộn 4 phần đường, 4 phần giấm ăn, 1 phần rượu, 1 phần nước thành hỗn hợp khoảng 1 lít dung dịch. Sau 2-3 ngày ngâm ủ, khi hỗn hợp đã dậy mùi chua thì phối trộn thêm 1 gram thuốc bảo vệ thực vật.

"Tiến hành treo bả chua ngọt ngoài đồng ruộng khi xuống giống cũng sẽ giúp phòng trừ sâu trưởng thành đẻ trứng và gây hại giai đoạn sau", ông Hoàng cho biết.

Ngoài ra, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng lưu ý, đối với diện tích bắp chưa bị sâu bệnh, bà con không nên chủ quan. Nông dân phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, làm sạch cỏ và chủ động phun thuốc phòng trừ nhằm giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do sâu keo mùa thu gây ra.

Theo Trần Khánh/ Dân Việt
https://danviet.vn/nha-nong.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại269,711
  • Tổng lượt truy cập92,647,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây