Học tập đạo đức HCM

Từng bước tái đàn khôi phục chăn nuôi theo hướng an toàn

Thứ hai - 04/05/2020 04:42
Từ giữa tháng 1/2020, tỉnh Phú Thọ đã chính thức hết dịch tả lợn châu Phi. Để tạo nguồn cung ra thị trường, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn theo hướng an toàn, hiệu quả.


IMG-9099.gif
Gia đình anh Đặng Minh Hồng ở khu 2, xã Sông Lô (thành phố Việt Trì) gây lợn giống từ chính 30 con lợn nái của gia đình
Dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2019 đã làm đàn lợn hơn 400 con lợn thịt của gia đình bà Lâm Thị Quyên ở xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao) bị tiêu hủy hoàn toàn. Từ đầu tháng 2/2020, gia đình bà Quyên mới bắt đầu triển khai tái đàn lợn với số lượng con giống là hơn 100 con. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, bà lựa chọn con giống tốt, có nguồn gốc từ các trang trại có sự kiểm dịch của cơ quan thú y để đảm bảo an toàn cho công tác tái đàn.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Lâm Thao cho biết: Trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, trên địa bàn huyện Lâm Thao có hơn 60.000 con lợn, dịch bệnh khiến đàn lợn giảm xuống còn 19.000 con. Hiện nay huyện đang khuyến khích người chăn nuôi tái đàn lợn theo hướng an toàn sinh học. Đối với các hộ chăn nuôi an toàn sinh học khi tái đàn phải thực hiện kê khai chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi; thực hiện giám sát chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh theo Luật Thú y; con giống phải có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận của cơ quan thú y, phải được xét nghiệm dịch tả lợn mới được tái đàn.
Gia đình anh Đặng Minh Hồng ở khu 2, xã Sông Lô (thành phố Việt Trì) gây lợn giống từ chính 30 con lợn nái của gia đình. Cách làm này vừa đỡ chi phí mua giống lại vừa kiểm soát, quản lý tốt dịch bệnh lây lan. Hiện nay, gia đình anh vừa tái đàn với 140 con lợn giống. Anh xây hầm biogas để đảm bảo vệ sinh cho đàn lợn và môi trường xung quanh, đồng thời tiêm vắc xin phòng dịch cho các con giống.
Ông Phan Thanh Dương - Trưởng phòng Kinh tế thành phố Việt Trì cho biết: Sau đợt dịch tả châu Phi vừa qua thì việc tái đàn lợn được các hộ chăn nuôi ở trên địa bàn thành phố thực hiện rất cẩn trọng và mới chỉ được thực hiện ở những trang trại lớn hay những hộ nuôi quy mô có hệ thống chuồng trại khép kín, bảo đảm an toàn sinh học. Phòng Kinh tế đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tái đàn lợn của tỉnh, thành phố, trong đó yêu cầu các hộ chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và các quy định của Luật Thú y, Luật Chăn nuôi.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 16/5/2019 bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh và lan rộng tại 218 xã, phường, thị trấn. Các ổ dịch hầu hết chỉ xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (chỉ có 2 trang trại phát sinh dịch). Tổng số lợn buộc tiêu hủy là 57.400 con (cuối năm 2019 tổng số đàn lợn toàn tỉnh còn 620.000 con lợn), số lượng tiêu hủy trên 3,3 nghìn tấn (chiếm 2,6% tổng sản lượng); gây thiệt hại trực tiếp cho người chăn nuôi trên 130 tỷ đồng. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đến ngày 16/1/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã hoàn toàn được khống chế và đến nay không phát sinh các ổ dịch mới.
IMG-8575.gif
Trang trại chăn nuôi lợn của bà Cấn Thị Thìn ở khu 3, xã Phú Hộ (thị xã Phú Thọ) luôn duy trì trên 100 con lợn nái để gây giống cho trang trại và xuất bán lợn con ra thị trường
Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đang tập trung tái đàn, tăng đàn, tín hiệu tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực, tổng đàn lợn toàn tỉnh đã đạt 634.000 con. Một số địa phương có đàn lợn tăng khá như các huyện: Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ... Với quy mô tổng đàn lợn như hiện nay, sản lượng xuất chuồng trung bình mỗi tháng khoảng 10 nghìn tấn, đảm bảo đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh.
Tuy nhiên công tác tái đàn vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn do nguồn con giống khan hiếm, giá tăng cao (2,6 - 2,8 triệu/con lợn giống nuôi thịt); nguồn lực đầu tư của một số hộ chăn nuôi còn hạn chế; nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát làm cho người chăn nuôi vẫn còn tâm lý thận trọng, sợ rủi ro trong việc tái đàn lợn, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (toàn tỉnh giảm 1.181 gia trại, 39.994 hộ so với cùng kỳ năm 2019).
Mục tiêu đến hết năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn lợn lên mức 800.000 con, trong đó đảm bảo cơ cấu đàn lợn nái từ 12 - 15%. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương khuyến khích người chăn nuôi tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học và thực hiện việc kê khai chăn nuôi theo quy định để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Trong đó, tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi tại các trang trại; chú trọng quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh tinh, lợn giống; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống phải xây dựng tiêu chuẩn và công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi.
Ông Từ Anh Sơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo việc tái đàn lợn, đặc biệt là tái đàn lợn tại chỗ ở các cơ sở chăn nuôi tập trung đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trên cơ sở bảo đảm nguồn con giống chất lượng trại sẵn có và nguồn giống tự sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các trang trại chăn nuôi, cấp mã QR nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và quản lý giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, giết mổ, chế biến, kiểm định chất lượng đến tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, trước mắt xây dựng các chuỗi lợn thịt an toàn tại thị trường trong tỉnh.
Cùng với đó, các địa phương cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ chăn nuôi, trong đó chú trọng chăn nuôi an toàn. Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo mô hình an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP, nhất là không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Thông tin đầy đủ kịp thời về các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống và giá cả, thị trường để người chăn nuôi chủ động sản xuất.
Liên Linh

Nguồn tin: www.phutho.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại226,358
  • Tổng lượt truy cập90,289,751
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây