Học tập đạo đức HCM

70 năm ngành nông nghiệp Việt Nam với phong trào thi đua yêu nước

Chủ nhật - 13/05/2018 22:05
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc với “Tinh thần của dân, để gây Hạnh phúc cho dân” và với “bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua”.
15-18-01_img_9848
 

Những mốc son hào hùng

Nói về phong trào thi đua ngành nông nghiệp trong 70 năm qua, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh: “Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên các phong trào thi đua trong nông nghiệp nhiều lúc cũng là phong trào thi đua của cuộc cách mạng của dân tộc ta.

Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc (1945 - 1975), nông nghiệp, nông dân trở thành trục chính của đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là động lực cho phát triển nông nghiệp.

Trên mặt trận nông nghiệp, tinh thần thi đua đã sớm trở thành phong trào phát triển mạnh mẽ và rộng lớn như: “Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất” và “Ruộng rẫy là chiến trường; Cuốc cày là vũ khí; Nhà nông là chiến sĩ; Hậu phương thi đua với tiền phương”… Các phong trào thi đua này góp phần vào “chiến thắng nạn đói”, tham gia hiệu quả công cuộc kháng chiến, kiến quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của "hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn".

15-18-01_img_9788
 

Ngày 7/12/1945, trong thư “Gửi nông gia Việt Nam”, Hồ Chủ tịch cho rằng: “Thực túc” thì “binh cường”, cấy nhiều thì khỏi đói” và“tấc đất, tấc vàng”… nên Người trực tiếp kêu gọi phải “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập. Hỡi anh em nhà nông, tiến lên”...

Hoà bình lập lại (1954), đất nước chia hai miền, miền Bắc dù “dưới mưa bom bão đạn”, các phong trào thi đua trong nông dân, công nhân nông nghiệp vẫn được triển khai mạnh mẽ với “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “hậu phương thi đua với tiền phương” hay “tay liềm, tay súng”, “tay cuốc tay súng”, “tay búa, tay súng”, “ngày làm không đủ, tranh thủ làm đêm”.

Ngư dân bám biển, vươn khơi khai thác hải sản và cung cấp nguồn thực phẩm cho đất nước, bảo vệ an ninh miền biển với “tay lưới, tay súng”.

Ngành Thủy lợi vừa xây dựng, vừa chiến đấu bảo vệ các công trình đầu mối, “định phá ta xây”, quyết không để đồng khô chờ nước, không để đê vỡ, kiên cường trước địch họa và thiên tai.

Hồi tưởng lại những năm tháng hào hùng xây dựng công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết: “Khi tôi làm việc ở đấy gần như không có ngày nghỉ và làm việc rất đúng giờ. Không khí làm việc lúc đó không có ai phải hò hét cả mà chủ yếu do lệnh của Ban chỉ huy công trường phát trên loa thì tất cả mọi người theo đó mà làm”. Theo ông Hồng, không khí của công trường Bắc Hưng Hải sôi động, mạnh mẽ và dâng cao nhất là khi Bác Hồ về thăm công trường: “Đấy là lúc Người xắn quần, đi bộ dọc theo bờ kênh và dân công tất cả dừng tay hoan hô Bác. Bác đi thăm hỏi từng đơn vị”.

15-18-01_img_9860
 

Dân giàu, nước mạnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”.

Giờ đây, nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Đó là kết quả của quá trình hơn 70 năm ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển, là 70 năm đồng hành cùng phong trào thi đua đua ái quốc với “Tinh thần của dân, để gây Hạnh phúc cho dân”.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhận định, sau hơn 30 năm đổi mới, phong trào thi đua phát triển nông nghiệp nông thôn với chủ trương nông nghiệp là mặt trận hàng đầu của nhà nước ta, ngành nông nghiệp đã có rất nhiều phong trào thi đua như phong trào cánh đồng 50 tấn/ha, phong trào thi đua về “cứng” hóa kênh mương…

Phong trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được toàn ngành triển khai rộng khắp và thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, hấp dẫn, là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng bổ ích, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên tham gia.

Sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả xã hội tới sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân là sự động viên to lớn và quan trọng nhất đối với toàn ngành để tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước cả về nội dung và phương thức thực hiện; đặc biệt là Phong trào thi đua “Toàn ngành NN-PTNT chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2017 - 2020".

Ngành NN-PTNT cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" và “tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Tính đến nay, cả nước đã có 3.320 xã (chiếm 37,2%) đạt chuẩn nông thôn mới với mức bình quân đạt 14,25 tiêu chí/xã; có 50 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới.
Từ khi ngành nông nghiệp được thành lập, Bác Hồ đã phát động phong trào thi đua “tấc đất, tất vàng” với mong muốn dân giàu, nước thịnh. Suốt quá trình đó, phong trào thi đua trong nông nghiệp đều hướng vào thực hiện 2 mục tiêu chiến lược: xây dựng nông thôn, hậu phương vững chắc và đảm bảo an toàn về lương thực thực phẩm cho tiền tuyến. Chúng ta đã hoàn thành rất tốt cả 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng”.

Ngày 15/5, Bộ NN-PTNT sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11//2018); Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị và biểu dương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đây được coi là một sự kiện chính trị rất quan trọng của Bộ NN-PTNT trong năm 2018, được diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Bác Hồ.

KHƯƠNG LỰC/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập816
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,911
  • Tổng lượt truy cập93,148,575
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây