Học tập đạo đức HCM

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tìm quỹ đất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ bảy - 04/08/2018 11:06
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc giao đất cho các dự án này hiện vẫn gặp khó khăn.

Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) xác định, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là một trong 5 mũi nhọn cần tập trung để phát triển kinh tế, để tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cũng như từng bước nâng cao đời sống của nông dân. Với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, tỉnh đã có đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.

Hiện trên địa bàn tỉnh BRVT có 26 nhà đầu tư nộp hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích sử dụng khoảng hơn 3.400ha. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không nhiều. Vì vậy, nhằm đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội, tỉnh sẽ xem xét đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, trình độ ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, đáp ứng các tiêu chí công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp hiện hành.

ba ria vung tau tim quy dat cho phat trien nong nghiep cong nghe cao hinh 1
Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bước đầu mang lại hiệu quả

Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BRVT cho biết, đến hết năm 2018, Sở sẽ rà soát và có định hướng hỗ trợ người dân phát triển những mô hình ứng dụng, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; đối với các dự án của doanh nghiệp, tỉnh sẽ giao đất sạch để doanh nghiệp để có thể triển khai đầu tư.

Có ý kiến cho rằng, tỉnh BRVT nên tổ chức họp với các địa phương liên quan để xem xét các nội dung về dất đai, môi trường, sản phẩm, các tiêu chí để xác định công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp… Trên cơ sở đó, tổ chức giao đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có năng lực trong lĩnh vực công nghệ cao.

“Dự án nông nghiệp công nghệ cao mình chưa có nên cũng chưa biết đang vướng cái gì, hiện nay đang tính chuyển giao quy trình sản xuất và giá trị đầu tư của quy trình này để kêu gọi dân làm, còn dự án cụ thể chưa có. Hiện có Lê Farm với hai doanh nghiệp khác tổ chức làm nhà kính cũng làm theo quy trình công nghệ cao nhưng vùng này bị ngập úng không đạt hiệu quả”, ông Trần Đình Ơn, Chủ tịch UBND xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ cho biết.

Doanh nghiệp kêu khó

Muốn thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì chính sách hỗ trợ về vốn và đất đai là những yếu tố hàng đầu. Thời gian qua, để tạo nguồn đất sạch, thuận lợi cho các nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh BRVT đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và cơ bản thống nhất chủ trương chuyển 1.033 ha đất cao su tại huyện Châu Đức về cho tỉnh quản lý để kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn trong quá trình đàm phán vì vướng mắc trong việc hỗ trợ các đơn vị cao su và giải quyết việc làm cho công nhân lao động.

 

ba ria vung tau tim quy dat cho phat trien nong nghiep cong nghe cao hinh 2
Mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao

Theo ông Võ Thành Tài, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (UDEC), đầu tư nông nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, cũng như đảm bảo lượng thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, tháng 10/2017, doanh nghiệp quyết định thuê 2 ha đất tại huyện Châu Đức để đầu tư mô hình trồng dưa lưới, các loại hoa lan... ứng dụng công nghệ cao. Sau 10 tháng đầu tư, hiện nay sản phẩm đã có đầu ra ổn định. Thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục thuê 100 ha đất đầu tư nhà màng để nhân trồng chuối cấy mô. Tuy nhiên, ông Tài cho biết việc tìm đất sạch cũng là vấn đề khó khăn.

“100 ha này chỉ riêng của Công ty UDEC, còn định hướng nhân rộng mô hình để liên kết với nông dân thì phải cần 1.000 ha. Chính sách đã có, cái khó của doanh nghiệp là tiếp cận gói tín dụng công nghệ cao, bởi ngân hàng cho vay cũng nhắm vào tài sản là đất”, ông Tài cho hay.

Tương tự, Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Vifarm cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp tại BRVT. Sau 4 năm đầu tư phát triển mô hình nhà màng với gần 30 chủng loại rau củ quả như: dưa lưới, cà chua, rau muống, cải xanh... sản phẩm của Vifarm đã có mặt khắp vùng miền của cả nước. Sắp tới, doanh nghiệp tiến hành ký hợp tác sản xuất với doanh nghiệp Singapore để xuất khẩu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty mong muốn mở rộng quy mô sản xuất và được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng.

ba ria vung tau tim quy dat cho phat trien nong nghiep cong nghe cao hinh 3
Trồng rau theo phương pháp thủy canh trong nhà màng

“Rất mong cơ quan nhà nước hỗ trợ về quỹ đất. Hiện đã có chủ trương nhưng còn nhiều yếu tố nên đến nay Vifarm chưa có quỹ đất sản xuất. Thứ hai, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao thì chi phí vốn rất cao nhưng thu về rất lâu nên cũng mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn từ phía ngân hàng”, ông Cao Xuân Mạnh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Vifarm đề xuất.

Mới đây, tại cuộc họp bàn về giải pháp thu hút đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nhiều ý kiến đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét các chủ trương đầu tư tại các vị trí thuộc quỹ đất thu hồi các nông, lâm trường. Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BRVT cho biết, trước mắt, tỉnh sẽ xem xét, sắp xếp các dự án ở 3 huyện Côn Đảo, Đất Đỏ và Thị xã Phú Mỹ. Còn các dự án xin chủ trương đầu tư tại 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc có các vị trí thuộc quỹ đất sẽ thu hồi tại các Nông, Lâm trường, tỉnh sẽ tiến hành phân loại để lựa chọn nhà đầu tư.

Để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thành công thì việc hỗ trợ, tạo động lực từ chính quyền địa phương là rất lớn với những chính sách mang tính định hướng, gợi mở. Tuy nhiên, cũng rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt từ phía các doanh nghiệp. Với đặc thù của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm và tiềm năng thì việc phối hợp thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sử dụng đất trên địa bàn sẽ phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh và bền vững./.

Tác giả bài viết: Lưu Sơn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay92,560
  • Tháng hiện tại828,670
  • Tổng lượt truy cập93,206,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây