Học tập đạo đức HCM

Bác Hồ với nông dân

Thứ ba - 03/09/2013 20:04
Cách đây đúng 68 năm tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã tuyên bố với toàn nhân loại: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".

Để có được nền độc lập, tự do và thống nhất đất nước như hiện nay biết bao chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và trong số này phần lớn là con em nông dân, lực lượng cư dân đông đảo nhất ở nước ta.

Về nông thôn chúng ta thường thấy trên bàn thờ ngoài ảnh Bác Hồ và các bậc tiên tổ của mỗi gia đình thường còn thấy ảnh một liệt sĩ còn rất trẻ tuổi. Nhiều gia đình không có ảnh chụp đã phải dùng các ảnh vẽ truyền thần không thật giống lắm để thờ.

Trong suốt cuộc đời hy sinh gian khổ để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Bác Hồ luôn quan tâm đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

Từ năm 1923 trong Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản Bác Hồ đã nhấn mạnh: "Quần chúng nông dân bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước. Tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân, nếu chúng ta làm tốt được điều đó thì tương lai thuộc về chúng ta". (HCM toàn tập,1995, T.1, tr.204).

Đúng như lời tiên đoán đó, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Bác, nhân dân ta với tuyệt đại đa số là nông dân đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử và lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bác quan tâm đầu tiên đến quyền được hưởng hạnh phúc và tự do cho nhân dân. Bác viết: Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì (Sách đã dẫn, T.4, tr.56).

Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của một chính quyền non trẻ Bác quan tâm trước hết đến việc chống nạn đói. Bác kêu gọi nông dân: Cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm (Sđd, T.4, tr.94); Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập (Sđd, T.4, tr.115).

Khi bước vào cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp Bác cũng đã nhiều lần nêu cao vai trò của nông dân. Bác viết: Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no. Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực. Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều. Phải chịu khó bón phân, làm cỏ. Thực túc thì binh cường. Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất, Ruộng rẫy là chiến trường/ Cuốc cày là vũ khí/ Nhà nông là chiến sĩ/ Hậu phương thi đua với tiền phương (Sđd, T.6, tr.178).



Bác Hồ tham gia sản xuất với bà con nông dân

Sau ngày hòa bình lập lại (1954) Bác đã động viên nông dân: Hiện nay, nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà (Sđd, T.7, tr.461).

Bác phân tích: Tục ngữ có câu: Dân dĩ thực vi tiên, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: Có thực mới vực được đạo, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả... Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi...

Bác đi xa đã 44 năm, nhưng tình cảm và những lời căn dặn của Bác đối với nhân dân ta nói chung và với nông dân nói riêng sẽ còn mãi trong tâm trí mỗi chúng ta.

Bà con ta còn ghi nhớ mãi mãi những câu chuyện về tấm lòng của Bác đối với nông dân. Nhớ ngày Bác Hồ đã đến thăm Hợp tác xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Sau khi nói chuyện xong với cán bộ và nhân dân, Bác nói cho Bác đi thăm một số gia đình. Lãnh đạo xã mời Bác đi và dẫn Bác theo con đường có mấy nhà đã chuẩn bị trước.

Ra khỏi hội trường đi được khoảng mươi mét đến ngã ba đường làng, ông Chủ tịch xã chỉ mời Bác đi đường này. Nhưng Bác xoa tay nói: "Để Bác tự đi để biết đúng thực tế, có lẽ ở đó các chú đã bố trí rồi".

Thế là Bác Hồ đi theo con đường khác. Bác đi vào nhà một gia đình bình thường có ngôi nhà tranh nhỏ bé. Trong nhà chỉ có một cái sập nhỏ đựng lúa làm bàn thờ và hai cái giường gỗ nhỏ cũ kỹ. Sau khi nói chuyện và hỏi thăm bà già đang ngồi bồng cháu trên chiếc võng, Bác lại đi thăm một số gia đình khác.

Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, những lúc rảnh rỗi Bác thường cùng anh em trong cơ quan chơi bóng chuyền, tập thể thao, tăng gia sản xuất, trồng bí trồng bầu, nuôi gà, nuôi bò.

Trong thời gian này, Bác nảy ra ý quản lý kinh tế theo phương thức khoán sản phẩm. Bác bảo các đồng chí, giao bò cho dân địa phương nuôi, khi bò phát triển thì một phần để lại cho nhân dân còn một phần cho tập thể.

Vào mùa nước sông Hồng đang lên, Bác cho gọi đồng chí Thứ trưởng Bộ Thủy lợi lên hỏi: "Chú cho Bác biết mực nước sông Hồng lên bao nhiêu?". "Thưa Bác tối qua mực nước là...". Bác ngắt lời: "Tối qua Bác biết rồi, Bác muốn biết lúc này là bao nhiêu?".

Đồng chí Thứ trưởng không trả lời được, Bác nghiêm giọng nói: "Thủy - hỏa - đạo - tặc, giặc lụt tai hại bao nhiêu chắc chú đã biết rõ, vậy sao chú nắm tình tình không sát, phải như Bộ Chỉ huy nắm địch ấy chứ".

Cụ Đào Đình Cư ở xã Hiệp Lực (Ninh Giang - Hải Dương) nhớ lại: “Lúc đó khoảng 7 giờ ngày 26/7/1962. Có một đoàn xe dừng lại và một đoàn cán bộ đi xuống cánh đồng. Bỗng nhiên, tôi thấy đằng xa có tiếng hô to: Bác Hồ! Bác Hồ! Rồi mọi người từ trong làng, ngoài đồng ùn ùn kéo đến”.

Bác đi đến guồng của ông Cư rồi dừng lại. Bác hỏi: “Các cô, các chú guồng nước thế này có mệt không?”. Mọi người ngồi trên guồng thấy Bác mừng quá không nói nên lời, chỉ biết nhìn Bác cười.

Ông Cư vẫn nhớ rõ hình ảnh và cử chỉ thân tình rất gần gũi của Bác: đầu đội mũ cát, mặc áo nhuộm đen, chân đi đôi dép cao su đã mòn. Bác bảo cho Bác guồng thử để biết sự nhọc nhằn, vất vả của nông dân. Vừa guồng, Bác vừa đề nghị mọi người hát cho vui.


Bác Hồ với bà con nông dân

Bác căn dặn: “Các cô, các chú chống úng thế này là tốt. Mong mọi người làm tốt, sau này có dịp Bác lại về thăm”. Rồi Bác đọc tặng 2 câu thơ: “Trăm năm trong cõi người ta/Chống úng thắng lợi mới là người ngoan”.

Vào khoảng cuối năm 1953, đầu năm 1954, tuy đã ở trong ATK (an toàn khu) nhưng đội bảo vệ của Bác vẫn tham gia sản xuất để tự túc thực phẩm. Khi tranh luận nên trồng cây gì, có anh phát biểu nên trồng cà, anh thì bảo nên trồng rau muống cạn. Bác nghe thấy, liền hỏi:

 - Các chú đều là nông dân phải không?

- Dạ, chúng cháu đều là nông dân.

 Bác giải thích: Vì các chú mỗi người một quê khác nhau, thời tiết mỗi vùng một khác. Kinh nghiệm trồng trọt cũng khác nên tranh cãi là bình thường. Song phải chú ý tới người xưa đã dạy ta rằng: “Bao giờ đom đóm bay ra, cành xoan chân chó trồng cà mới nên...”. Thế các chú thấy cây xoan nảy mầm tức là thò chân chó chưa.

 - Dạ, chưa ạ.

- Thế thì chưa trồng cà được đâu!

Tất cả đều tròn xoe mắt vì cảm động và kính phục Bác.

 

Chúng ta không được quên trong Di chúc của Bác có đoạn ghi: "Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ... Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân...”.
 

Theo NNVN

 Tags: dân tộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay43,294
  • Tháng hiện tại818,572
  • Tổng lượt truy cập91,992,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây