Học tập đạo đức HCM

Ba lần khởi nghiệp làm lớn, 'đốt' tan 2 tỷ lại quay về bán xôi

Thứ hai - 01/10/2018 21:55
Sau ba lần khởi nghiệp kinh doanh thất bại, số tiền thua lỗ lên tới 2 tỷ đồng, tôi quay về bán xôi kiếm sống với thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng.

Tôi năm nay tròn 30 tuổi, sống ở Tam Dương (Vĩnh Phúc), là mẹ của 2 đứa con nhỏ và đang tự thấy hài lòng với công việc bán xôi sáng bởi không quá vất vả, không phải suy nghĩ tính toán nhiều mà thu nhập vẫn hơn chục triệu mỗi tháng. Thế nhưng, trước khi đi bán xôi, tôi đã từng thất bại đến ba lần, “đốt” mất 2 tỷ đồng khi khởi nghiệp kinh doanh.

Tôi vốn không giỏi, học lực cấp 3 chỉ ở mức trung bình khá. Tốt nghiệp phổ thông, tôi thi trượt đại học, sau đó nộp hồ sơ vào một trường cao đẳng ở Hà Nội. Khi ấy, tôi có suy nghĩ khá trẻ con là “học cho bằng bạn bằng bè, bạn làm sinh viên mình cũng muốn như vậy” chứ không tính toán ngành mình học sau ra trường có dễ kiếm việc không.

Sau 5 năm ăn học ở Hà Nội (tôi học liên thông lên đại học), tôi mất thời gian dài đi xin việc mà không được, chỗ đồng ý nhận thì lương thấp. Thất vọng, tôi khăn gói về quê trình bày với bố mẹ ý tưởng khởi nghiệp đầu tiên của mình. Đó là dự định đi học cắt tóc để mở tiệm làm tóc ở quê vì tôi thuộc diện khá khéo tay.

Mỗi gói xôi chỉ 5.000-7.000 đồng nhưng đem lại thu nhập đều đặn cho chị Mai (ảnh minh họa)

Bố mẹ tôi chiều con bởi tôi là con một trong nhà. Tuy gia đình không giàu nhưng cũng thuộc diện có của ăn của để. Thế nên, nghe tôi nói vậy, ông bà không hỏi nhiều mà gật đầu đồng ý, cho tôi 300 triệu đồng đi học nghề. Học xong, bố mẹ tôi lại cho thêm 200 triệu để tôi đầu tư mở tiệm làm tóc.

Thời gian đầu, khách khá ổn vì người thân quen đến ủng hộ, nhưng càng về sau càng vắng, có những ngày chẳng được mống khách nào. Duy trì được vài tháng, tôi chán nản, nghĩ chắc mình không có duyên với nghề này. Cũng có thể do tay nghề tôi kém, được đào tạo chưa đúng "lò" nên khách chưa ưng. Tôi quyết định dẹp tiệm, nghỉ làm ở nhà phụ bố mẹ trông coi trang trại rồi lấy chồng.

Chồng tôi làm lái xe, lúc cưới bố mẹ tôi cho 2 vợ chồng một chiếc ô tô làm của hồi môn. Lấy nhau rồi, chồng tôi dùng luôn chiếc xe đó chạy taxi cho tiện.

Kết hôn được nửa năm, tôi lại xin bố mẹ cho mở quán café vì thấy bạn tôi kinh doanh khá ổn, thu nhập đều đặn vài chục triệu mỗi tháng. Thị trấn chỗ gia đình chồng tôi sống lại sầm uất, khả năng cao mở quán café sẽ làm ăn được.

Thấy tôi bàn chuyện mở quán, bố mẹ tôi khuyên nên cân nhắc kỹ. Tuy nhiên, họ vẫn chiều ý tôi, một phần vì không muốn con vất vả, suốt ngày chân lấm tay bùn khi làm trang trại cùng với bố mẹ, ở quán cà phê lại được ngồi điều hòa cả ngày. Không những thế, tôi là con một, sau này tài sản của bố mẹ đều là của tôi, có cho trước để tự lập kinh doanh cũng không vấn đề gì.

 

Được bố mẹ gật đầu, tôi xin hẳn một tỷ đồng để đầu tư thuê địa điểm, mua bàn ghế, máy móc, thuê người pha chế, thuê nhân viên, còn bản thân trực tiếp quản lý.

Song, điều tôi chưa tính đến tại thị trấn, người dân không có thói quen uống cà phê sáng nên quán chỉ đông vào dịp cuối tuần. Hoạt động được nửa năm, trừ 2 ngày thứ 7 và chủ nhật tạm gọi là đông khách, hòa vốn và có tý lãi, những ngày thường tôi toàn phải bù lỗ.

Lay lắt được 2 tháng, lại đúng thời điểm bầu bí nên tôi lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Cuối cùng, tôi quyết định sang nhượng toàn bộ quán, thu lại chưa đầy 200 triệu đồng.

Sinh con được hơn một năm, tôi lại tính góp vốn với bạn để mở shop thời trang. Hí hửng chưa được bao lâu, một lần nữa chấp nhận thất bại thảm hại do chậm cập nhật theo xu hướng, hàng không mua được tận gốc phải qua nhiều mối, giá không cạnh tranh được với những shop bán hàng online.

Vậy là 3 lần "khăn gói" khởi nghiệp kinh doanh, tôi “đốt” của bố mẹ khoảng 2 tỷ đồng. Tôi cũng không còn ý định kinh doanh gì thêm nữa vì sợ thất bại, ở nhà chăm con nhỏ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ làm trang trại.

Cách đây hơn một năm, khi đưa con đi học mẫu giáo, tôi thấy các phụ huynh thường đứng quây kín mấy hàng bán bánh mì để mua đồ ăn sáng cho các con. Máu làm ăn nổi lên, tôi nảy ra ý tưởng đồ xôi bán ở cổng trường. Xôi là món tủ của tôi, nhà lại sát cổng trường cấp 2, cấp 3, quá nhiều điểm thuận lợi.

Nghĩ vậy, tôi bắt tay vào thực hiện ngay. Lúc đầu tôi đồ xôi gấc, xôi xéo và xôi lạc bán thử, mỗi ngày chưa đến 10kg. Không ngờ kết quả khả quan, ngày nào ngày nấy tôi đều bán hết veo. Thế là, tôi tăng dần số lượng gạo lên mỗi ngày. Mỗi suất xôi tôi chỉ bán 5.000-7.000 đồng, phù hợp với mức sống ở quê.

Cứ thế, sáng tôi dậy từ 4 giờ đồ xôi, bán hơn 2 tiếng là hết. Cuối tháng tổng kết tôi lãi được hơn chục triệu. Số tiền không lớn nhưng so với mức thu nhập ở thị trấn tôi đang sống thì cũng thuộc diện cao. Đặc biệt, thời gian chuẩn bị và ngồi bán không quá lâu, ban ngày tôi lại có thể đưa đón và chăm sóc con cái bình thường.

Đến nay, tôi thấy hài lòng với công việc và thu nhập của mình. Tự thấy, không nhất thiết phải kinh doanh lớn, đầu tư nhiều tiền mới là kinh doanh, quan trọng nhất là công việc đó phải phù hợp với khả năng của mình, thấy thoải mái, không bị mệt mỏi, không đau đầu tính toán,... là đã thành công rồi.

 

Theo VietNamNet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm235
  • Hôm nay30,686
  • Tháng hiện tại209,253
  • Tổng lượt truy cập90,272,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây