Học tập đạo đức HCM

Bắc Giang tập trung tối đa giải pháp để có một mùa vải được mùa, được giá

Thứ hai - 18/06/2018 03:22
Hiện vải thiều đang vào chính vụ thu hoạch. Đến thời điểm này, đã tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng vải của năm 2018. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đề nghị, tỉnh Bắc Giang cần vào cuộc tích cực hơn nữa để đảm bảo năm nay có một mùa vải được mùa, được giá cho bà con nông dân.

Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội và Bộ NN&PTNT thăm vùng vải tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Ngày 17/6, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội và Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc và khảo sát tình hình tiêu thụ vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) - vùng trồng vải tập trung lớn nhất cả nước.

Đã tiêu thụ được 50% sản lượng vải

Chia sẻ về tình hình thu mua, giá vải thiều và các dịch vụ khác trên địa bàn huyện Lục Ngạn - vựa vải lớn nhất của Bắc Giang, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn – cho biết, năm 2018, ước sản lượng vải thiều của huyện đạt trên 140.000 tấn. Tính đến hết ngày 16/6/2018, tổng số lượng vải đã thu hoạch tiêu thụ là trên 41.000 tấn, trong đó vải chín sớm là 13.560 tấn, vải thiều trên 27.440 tấn. Giá vải thiều ngày 15-16/6/2018 từ 7.000-22.000 đ/kg. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 464 điểm cân vải, gồm các điểm cân lớn đóng xốp xuất sang Trung Quốc, vào miền Nam,... và các điểm cân nhỏ dọc các tuyến đường mang đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận; có 152 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân xuất hàng sang thị trường Trung Quốc.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Bình, vải thiều được tiêu thụ khắp toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn, gồm: Các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đến nay, tổng sản lượng đã xuất vào Sài Gòn Co.op là 240 tấn; vào Big C là 2,6 tấn. Đối với thị trường nước ngoài, vải thiều chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, qua 2 cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai là 21.762 tấn; ngoài ra xuất sang thị trường Mỹ 1,1 tấn; Hà Lan 0,6 tấn; Úc 2 tấn; Nhật Bản 1,5 tấn... Ngoài việc tiêu thụ vải tươi, toàn huyện còn có 168 lò sấy vải, tập trung tại các xã: Quý Sơn, Phượng Sơn, Nam Dương, Trù Hựu; các doanh nghiệp chế biến như Công ty Nafood Nghệ An, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao chủ yếu thu mua để ép nước.

Qua kiểm tra tình hình sản xuất và tiêu thụ vải tại Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT -  Nguyễn Xuân Cường - khẳng định: Chúng ta được mùa chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây. Đến thời điểm này, đã tiêu thụ được khoảng 50% sản lượng vải của năm 2018.

Là tỉnh chiếm một nửa diện tích vải của cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao Bắc Giang trong việc chủ động cùng bà con nông dân và các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức ngành hàng, tổ chức thương mại. Tuy nhiên, hiện nay mới đến tâm điểm của chính vụ, do đó, các biện pháp từ nay đến cuối vụ cần tập trung tối đa giải pháp để tiêu thụ hết được các sản phẩm này cho bà con nông dân ở giá cả hợp lý nhất.

Doanh nghiệp cam kết thu mua

Trong chuyến đi thực tế này, các bạn hàng từ TP. Hồ Chí Minh, Saigon Co.op, Hapro, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cũng đã trực tiếp lên thăm quan vùng trồng. Ông Đinh Cao Khuê - Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cũng đã cam kết mua 10.000 tấn vải cho bà con nông dân với mức giá từ 16-20 nghìn đồng/kg, trong đó, có 4.000 tấn xuất khẩu sang Nhật Bản... Công ty hiện có trên 10 điểm thu mua sản phẩm để xuất khẩu tươi, đóng hộp, ép nước...

Về phía Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị phía DN Đồng Giao mở rộng mua thêm cho bà con với mức giá cao hơn. “Các DN cùng đồng hành với Bắc Giang từ nay đến cuối vụ nhằm tiêu thụ cho bà con trồng nhãn”, Bộ trưởng Cường nói.

Vải thiều Lục Ngạn được đóng gói vào các thùng nhựa hoặc hộp xốp, sau đó đưa đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Cùng với việc huy động sự vào cuộc của các DN trong nước, công tác xúc tiến xuất khẩu là nhóm giải pháp khác như an ninh, giao thông, ngành hàng dịch vụ phục vụ xuất khẩu vải thiều (đá, bao bì, hộp xốp, vận tải…). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh Bắc Giang cần có giải pháp tổng thể nhất để đảm bảo không chỉ lo riêng khâu sản xuất ra quả vải mà còn là việc tổ chức quy mô một ngành hàng quả vải. “Tỉnh cần vào cuộc tích cực hơn nữa để đảm bảo năm nay có một mùa vải trọn vẹn được mùa, được giá, được thu nhập cho bà con nông dân”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Đối với huyện Lục Ngạn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, hướng đột phá mũi nhọn của Lục Ngạn sẽ đặt trọng tâm vào ngành kinh tế cây ăn quả chứ không phải chỉ là trồng cây ăn quả. Do đó, đề nghị tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn, sau mùa nhãn vải này, cần tiến hành tổng rà soát toàn bộ diện tích cây ăn quả để đảm bảo các nhóm giải pháp chung, lựa chọn cơ cấu chủng loại sản phẩm như: vải, nhãn, xoài, cây có múi... phù hợp trong chương trình tái cơ cấu. 

Trước đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - ông Nguyễn Văn Linh - cho biết: Tỉnh Bắc Giang sẽ luôn đồng hành cùng bà con nông dân nhằm ổn định giá bán từ nay đến hết vụ vải thiều. Đồng thời sẽ xem xét cơ cấu lại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng hướng đến phát triển thành ngành kinh tế cây ăn quả.

Theo baocongthuong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay54,470
  • Tháng hiện tại885,197
  • Tổng lượt truy cập92,058,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây