Học tập đạo đức HCM

Bản lĩnh phụ nữ vùng sơn cước

Thứ tư - 15/02/2017 02:46
Sắc vàng rực rỡ của những vườn cam chín mọng, màu xanh non tơ từ những khu vườn mẫu hay sự sinh sôi nảy nở của đàn gia súc, gia cầm... là những nét chấm phá cho bức tranh cuộc sống trên vùng núi Hương Sơn thêm sinh động. Những gam tươi sáng của mùa xuân ấy đã được dệt nên bởi sự cần cù chịu khó của những người phụ nữ miền sơn cước trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Chị Võ Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hương Sơn cho biết: “Quan niệm đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm trong cuộc sống hiện đại của chúng tôi đã được Hội LHPN huyện phát huy triệt để. Đó không chỉ là việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình mà còn là sự chung tay làm kinh tế để xây dựng cuộc sống đủ đầy, sung túc hơn. Chính vì thế, thời gian qua, Hội LHPN huyện đã lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy cho các phong trào hoạt động”.

ban linh phu nu vung son cuoc

Chị em phụ nữ tham quan vườn cam của chị Nhâm, xã Sơn Trường.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của các cấp hội, phong trào thi đua làm kinh tế đã thực sự được khởi động đều khắp trong toàn thể hội viên. Từ những gợi mở mang tính định hướng của hội cấp trên, lợi thế vùng miền được các chị em khai thác triệt để. Đó là bước khởi đầu cho sự hình thành của những khu vườn mẫu trồng cây ăn quả, hay sự sinh sôi nảy nở của những đàn gia súc, gia cầm từ các mô hình chăn nuôi do chị em làm chủ.

Với nguồn thu nhập hiện nay, đôi khi chị Đoàn Thị Niên (thôn Hồng Thủy, xã Sơn Thủy) nghĩ đó như một giấc mơ. Xây dựng mô hình thành công để chị em học tập, nhân rộng, đổi thay cuộc sống gia đình thúc giục chị nỗ lực, quyết tâm vượt khó trong những ngày đầu tiên. Hiện tại, thu nhập từ mô hình chăn nuôi gà, lợn, trồng cây ăn quả của chị Niên đã mang về nguồn thu cho gia đình khoảng 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, việc cập nhật kịp thời những chủ trương mới của hội cũng đã tạo điều kiện để chị cùng 17 hội viên thành lập tổ hợp tác nuôi gà với tổng đàn lên tới 3.000 con. Cuộc sống của phụ nữ miền sơn cước đã bước sang trang mới. Chị phấn khởi: “Là chi hội trưởng chi hội phụ nữ kiêm trưởng thôn nhưng với một người phụ nữ miền núi, việc mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế với tôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, ý thức vai trò đầu tàu gương mẫu của người cán bộ, sự gợi mở và hỗ trợ của hội về nguồn vốn, kiến thức và động viên tinh thần đã cho tôi dũng khí để bắt tay làm kinh tế”.

Cũng niềm vui chung ấy, với chị Nguyễn Thị Quý (thôn Kim Lộc, xã Sơn Mai) là vụ cam tết được giá đã mang về nguồn thu hơn 100 triệu đồng. Chị cho biết: “Từ một người nhút nhát, quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng mấy khi ra khỏi lũy tre làng, nay nhờ phong trào phát triển kinh tế trong hội viên đã giúp tôi mạnh dạn, tự tin hơn. Đó là nhờ những cuộc tham quan, tập huấn chuyển giao KHKT hay những chuyến đi tìm đầu ra cho sản phẩm…”. Từ những bước đi mạnh dạn của chị Quý đã thúc đẩy phong trào trồng cây ăn quả của Chi hội Phụ nữ thôn Kim Lộc ngày càng phát triển. Dưới sự hướng dẫn của hội phụ nữ, các chị đã thành lập tổ hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ăn quả; sát cánh cùng xây dựng thương hiệu cho loại cây đặc sản quê nhà.

Để tạo động lực cho phong trào, thời gian qua, ngoài chú trọng tập huấn KHKT, cập nhật kịp thời những chính sách mới cho hội viên, Hội LHPN huyện Hương Sơn còn tín chấp với các ngân hàng để tìm nguồn vốn vay ưu đãi cho hội viên. Đến thời điểm hiện tại, hội đã có nguồn vốn hơn 300 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt hội viên vay phát triển kinh tế. Riêng năm qua, các cấp hội phụ nữ ở Hương Sơn đã thành lập được 181 mô hình, nâng tổng số mô hình kinh tế do phụ nữ xây dựng có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm lên con số 754.

Mỗi hội viên một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu, đó là sự đổi thay để có cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Từ chủ trương đúng đắn và sự đồng hành của hội, từ sự cần cù, chịu khó của người xây tổ ấm, các chị đã mạnh dạn biến ước mơ thành hiện thực. Đằng sau lũy tre làng Hương Sơn hôm nay là những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, tự tin vươn lên để khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Tác giả bài viết: Thúy Ngọc - Chính Thu

Nguồn tin: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại283,782
  • Tổng lượt truy cập92,661,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây