Học tập đạo đức HCM

Bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân

Thứ hai - 24/07/2017 11:14
Một nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Nông lâm Huế đã xây dựng một dự án khởi nghiệp mang tên “Sản xuất, phân phối bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao”, qua đó mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.
 
Nhóm sinh viên nhận giấy chứng nhận giải Nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp năm 2017 (Ảnh: NVCC)
Nhóm sinh viên nhận giấy chứng nhận giải Nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp năm 2017 (Ảnh: NVCC)

Đó là dự án của nhóm sinh viên Nguyễn Anh Nhiên, Lê Hải Đăng, Hồ Sơn Công, Đặng Trí Dũng, Trương Quang Sinh (trường Đại học Nông Lâm Huế). Dự án đã đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp từ nông nghiệp năm 2017 do Đại học Nông lâm Huế tổ chức.

Nói về nguyên do tạo ra sản phẩm, Hải Đăng chia sẻ: “Để đáp ứng mục tiêu nền nông nghiệp công nghệ cao, các công nghệ điều khiển được xem là quan trọng nhất nhằm thay đổi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các yếu tố cây trồng cần (ánh sáng, nước, dinh dưỡng...). Các hệ thống này sẽ tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc cho cây trồng một cách chính xác nhất mà không cần đến sự chăm sóc của con người”.

“Hiện các thiết bị nhập khẩu có giá tương đối cao (15-20 triệu đồng/bộ) khiến người dân khó có khả năng tiếp cận. Trước thực tế đó, các thành viên nhóm mình đã nghiên cứu và thiết kế ra bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp hơn...”- Đăng nói.

Bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao của các bạn sinh viên Huế
Bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao của các bạn sinh viên Huế

Qua nghiên cứu và tính toán, các bạn nhận thấy, mỗi bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao có giá 2,5 triệu đồng với thời gian sử dụng 5 năm. Như vậy, chi phí khấu hao cho một ngày là 1,370 đồng cộng với 1,000 đồng tiền điện là 2,370 đồng tổng chi phí cho một ngày.

Với thiết kế nhỏ gọn, giá thành thấp, cơ chế hoạt động đơn giản và ổn định, bộ điều khiển này có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài.

Bộ điều khiển mà nhóm sinh viên tạo ra sử dụng mạch Arduino được lập trình trên nền C++ và các thiết bị cảm biến, điều khiển... Bộ điều khiển có khả năng tự động hóa điều khiển các chức năng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, độ ẩm không khí, bón phân và điều chỉnh pH cho cây trồng.

Để hoàn thành sản phẩm, các thành viên mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu
Để hoàn thành sản phẩm, các thành viên mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu

Bộ điều khiển sẽ điều khiển tự động các chức năng như tưới nước, bón phân, quạt gió, phun sương, kéo lưới che chắn ánh sáng, điều khiển pH… Bộ điều khiển này có khả năng thay thế cho một công lao động phổ thông. Ngoài ra, việc sử dụng bộ điều khiển tự động còn giúp các trang trại điều khiển chính xác và kịp thời tất cả các yếu tố so với quá trình điều khiển thủ công bằng con người.

Dũng cho biết: “Sản phẩm rất dễ sử dụng cho người dân do được thiết kế bằng tiếng Việt, chỉ cần dùng các phím số trên bàn phím để lựa chọn và dùng các nút tăng giảm để điều khiển nhiệt độ, độ ẩm...”.

Thế mạnh của sản phẩm này đó là giá thành thấp; hệ thống gọn nhẹ, dễ vận hành và có độ chính xác, độ bền cao; tiêu thụ điện năng thấp do chỉ sử dụng một mạch arduino; phù hợp với điều kiện ở nước ta.

Thiết bị được lắp thử nghiệm tại vườn thực hành, giúp người dân sử dụng thuận lợi hơn trong việc chăm sóc cây trồng
Thiết bị được lắp thử nghiệm tại vườn thực hành, giúp người dân sử dụng thuận lợi hơn trong việc chăm sóc cây trồng

Các thành viên cũng chia sẻ để có được cách thức hoạt động đơn giản, người dân dễ dàng sử dụng thì đã gây cho nhóm khá nhiều khó khăn và nhiều thời gian.

Hiện tại, các bạn đã hoàn thiện phần mềm, quy trình lắp ráp và vận hành của bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao, đã có sản phẩm mẫu, mô hình trình diễn và đã mua sắm được một số máy móc phục vụ cho việc sản xuất. Các bạn cũng đề ra kế hoạch bán hàng cụ thể. Sản phẩm và dịch vụ sẽ được cung cấp thông qua hệ thống đại lý, thành lập website bán hàng để giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật, chăm sóc khách hàng và bán hàng online trên phạm vi toàn quốc.

“Dự định, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm hơn, thêm những tính năng mới và bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường Huế, sau đó là các tỉnh thành khác. Ngoài ra, nhóm sẽ kêu gọi đầu tư để sản xuất hàng loạt bộ điều khiển này, kết hợp với các hình thức quảng bá, phân phối nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong nước...”- một thành viên nhóm bộc bạch.

Bài, ảnh: Thế Anh/ Báo Tài nguyên Môi Trường

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập745
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,968
  • Tổng lượt truy cập93,125,632
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây