Học tập đạo đức HCM

Bỏ phố về rừng

Thứ sáu - 02/10/2015 04:38
Người ta bảo ông “gàn” khi bỏ phố về rừng. Thế nhưng, bằng bàn tay, khối óc của mình, ông đã biến 32 ha rừng hoang thành một trang trại tổng hợp cho thu nhập ổn định.
Những đồi chè, vườn cam trong trang trại của ông Kim


Khe Đẻn, xã Khai Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) 10 năm trước là rừng cây dại, hoang vu, nhiều dốc núi cheo leo, dựng đứng, trâu bò thả rông trong rừng cũng không bước chân đến kiếm ăn.

Vì thế, khi nghe ông Nguyễn Hữu Kim, một thợ mộc trong vùng nhận quản lý 32 ha rừng này, ai cũng cười khẩy và nghĩ ông gàn dở. Cái sự gàn của ông lên đến đỉnh điểm khi ông bỏ hẳn nghề thợ mộc vốn đang rất thịnh, vào hẳn rừng sâu dựng lán, trồng rừng, làm trang trại.
 

Nhiều đêm thao thức, bắc tay qua trán tính bài toán phát triển kinh tế, đôi lúc bản thân ông cũng thấy dao động trước sự can ngăn của gia đình và bạn bè. Nhưng với ý chí của người lính từng được rèn luyện trong quân ngũ, ông vẫn quyết đi theo con đường mình đã chọn.
 

“Tôi tự hỏi, liệu mình có quá tự tin vào sự thành công mà bỏ ngoài tai sự góp ý của mọi người để thỏa mãn đam mê? Hay viễn cảnh thành công đã khiến tôi không còn sáng suốt? Tôi tự nhủ bản thân, phải thành công vì đó là câu trả lời xác đáng nhất cho những hoài nghi của mọi người”, ông Kim tâm sự.
 

Năm 2004, ông Kim vay mượn bạn bè, thế chấp nhà đất vay ngân hàng thuê nhân công phát dọn 32 ha rừng hoang tạp. Có những thời điểm, người làm công trong nhà ông lên đến hơn 100 người. Nhưng sức người trở nên nhỏ bé trước rừng núi bao la. Ông bán tiếp hai lô đất, mua máy ủi san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, ngăn đập nuôi cá, xây nhà ở cho người làm, dựng trang trại chăn nuôi trâu bò, lợn, gà.
 

Một vài năm đầu, khi cây trồng lâu năm chưa cho thu hoạch, cuộc sống khó khăn, ông trồng xen sắn để có thu nhập trước mắt. Diện tích trang trại lớn, không đủ tiền để xây hệ thống hàng rào bao bọc, nhưng nhờ có máy, ông múc hệ thống hầm hào bao quanh đủ để làm tường bao.
 

Vì thế trang trại ông an toàn tuyệt đối, gia súc, gia cầm không thể vượt ra ngoài, kể cả khi không có người trông nom. Ba khe nước lớn đã được ông ngăn thành đập nuôi cá, lấy nước tưới cho cam, chè...

Sau 5 năm, những đồi cây keo nguyên liệu, chè, cây ăn trái bắt đầu cho thu hoạch. Tính bình quân, nguồn thu hàng năm từ việc bán keo nguyên liệu, chè, cam, cá, gà, trâu bò, đót, trừ các chi phí gia đình ông thu về trên 250 triệu đồng.
 

Căn nhà cạnh QL 7 trị giá hàng tỷ đồng đã được xây dựng khang trang sau 10 năm ông Kim bỏ phố về rừng. Người dân Khai Sơn phải ngả mũ thán phục bàn tay, khối óc của ông...

Để bắt kịp nhu cầu thị trường ông dự định trồng thêm 5 ha tràm và 2 ha trám đen. Nhiều bồn nước lớn đã được ông lắp đặt trên các đỉnh đồi để trồng thêm một số diện tích cam V2 theo mô hình ruộng bậc thang.
 

Đứng giữa đồi cam, chè xanh mướt, gió ngàn reo gọi, ông Kim tâm sự: “Năm nay, nắng nóng kéo dài, cây chè của người dân địa phương cháy rụi, thiệt hại rất lớn. Nhưng anh thấy đấy, vườn chè nhà tôi vẫn sống khỏe và thu hái đúng kế hoạch.
 

Tôi nghĩ, việc sử dụng máy để xới đất, tạo tầng canh tác dày trước lúc trồng chè đã giúp khả năng giữ nước, giữ ẩm được tốt hơn là đào xới bằng phương pháp thủ công. Trên những đồi chè, cách năm bảy bước chân, tôi lại trồng xen kẽ cam V2. Cam vẫn trĩu quả còn đồi chè lại được hưởng bóng râm...”.
 

Năm 2010, khi “hậu cứ” đã dần ổn định, ông Kim lại lấn sân sang lĩnh vực xây dựng. “Xuống núi” lần này, ông mua thêm xe tải, máy múc phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng, cải tạo vườn tạp của người dân địa phương. Mỗi năm, từ dịch vụ này, gia đình ông thu về trên 1 tỷ đồng lợi nhuận.
 

Khi nguồn thu không ngừng tăng lên, sẵn có máy móc, gia đình ông tự nguyện ngăn đập, nuôi cá và điều tiết nước cho người dân hai thôn trong xã có nước SX.
 

Con đường từ QL 7 vào trang trại được ông Kim đào đắp với khối lượng hàng chục vạn m3 đất đã tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn nhận đất rừng phát triển SX, thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu. Trang trại của gia đình ông thu hút 20 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,874
  • Tổng lượt truy cập93,230,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây