Học tập đạo đức HCM

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp gợi mở 4 giải pháp ứng phó với thiên tai

Thứ sáu - 13/10/2017 10:32
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai ở Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP. Trước thách thức này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gợi mở 4 giải pháp nhằm ứng phó với thiên tai.

Sáng nay (13/10), tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị với chủ đề “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và Tăng cường khả năng chống chịu Nông nghiệp với Biến đổi Khí hậu ở Việt Nam”.

Mỗi năm có trên 300 người chết và mất tích do thiên tai

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việt Nam là một trong nhiều quốc gia thường xuyên chịu các tác động bởi nhiều loại hình thiên tai và biến đổi khí hậu.

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.

 

Trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra liên tục từ đầu năm đến cuối năm, trên khắp các vùng miền cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan, bất thường như: Bão, áp thấp nhiệt đới không theo quy luật; Hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ; Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều loại hình thiên tai khác nhau như nắng nóng, giông lốc, mưa đá cũng đã xảy ra tại nhiều nơi trên phạm vi cả nước.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai ở Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP. Trong đó Nông nghiệp được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai, nhất là tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, các vùng thấp trũng ven biển và các địa phương miền núi. Điều đó, đòi hỏi chúng ta cần đặt vấn đề giảm thiểu tác động của thiên tai đối với lĩnh vực Nông nghiệp là một nội dung ưu tiên trong nghị trình hành động giảm nhẹ thiên tai của quốc gia, vùng và liên ngành.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã nỗ lực không ngừng trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, từng bước chuyển nhận thức và hành động từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai.

 

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

 

 

Nhờ những nỗ lực đó, nhận thức của người dân được nâng cao, hệ thống thể chế được tăng cường, cơ sở vật chất và hạ tầng phòng chống thiên tai được xây dựng, củng cố, góp phần tăng cường năng lực quốc gia, từng bước hình thành một xã hội phòng ngừa, chống chịu tốt hơn trước các tác động thiên tai và biến đổi khí hậu.

“Dù vậy, thực trạng tổn thất về kinh tế gây ra bởi các trận thiên tai điển hình gần đây đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác phòng chống thiên tai. Những nỗ lực to lớn của Quốc gia vẫn chưa đáp ứng với sự gia tăng rủi ro do hệ quả của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động cực đoan của thiên tai và biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Gợi mở 4 giải pháp ứng phó với thiên tai

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gợi mở 4 giải pháp nhằm ứng phó với thiên tai:

Một là, giải pháp chính sách và Luật pháp là nền tảng cơ bản. Theo đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của nhà nước; Tiến hành tổ chức rà soát, đề xuất chính sách tránh chồng chéo, giảm thiểu xung đột về lợi ích ngành, vùng và địa phương, đảm bảo sự giải trình, tạo động lực để nhân dân và khu vực tư nhân tham gia;

Chính sách cần tạo khuôn khổ để người dân nâng cao hiểu biết và tiếp cận đầy đủ thông tin rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng thực hiện của người dân, thúc đẩy hợp tác Công- Tư và hướng sự đầu tư tập trung nhiều hơn cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Hai là, phát triển nguồn lực nhân lực có chất lượng và ứng dụng khoa học công nghệ - nhất là công nghệ thông tin địa không gian, phục vụ công tác quản trị, điều hành, hỗ trợ kĩ thuật, nâng độ tin cậy và dịch vụ báo cảnh báo sớm thiên tai ở tất cả các cấp. Theo đó, cần tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, diễn tập, thông tin, truyền thông và liên kết giữa quản lí, nghiên cứu, đào tạo, khu vực tư nhân, truyền thông.

Ba là, Tăng cường giải pháp tài chính, gồm cả kế hoạch đầu tư và phát triển các công cụ tài chính. Bên cạnh sắp xếp nguồn vốn của nhà nước đầu tư có mục tiêu theo các chương trình, dự án cấp thiết, cần kết hợp lồng ghép các chương trình liên quan; phối hợp, hợp tác quốc tế về hỗ trợ vốn và kĩ thuật; thí điểm và ứng dụng các công cụ tài chính giảm nhẹ thiên tai như sử dụng có hiệu quả dự phòng ngân sách, các nguồn quỹ kết hợp phát triển bảo hiểm và tái bảo hiểm, nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân..., bảo vệ nguồn tài chính bền vững, linh họat, có khả chống chịu với các cú sốc tổn thất kinh tế do thiên tai gây ra.

Bốn là, trong lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế quốc dân trước tác động của thiên tai, cần từng bước xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp thông minh, có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Theo đó, cần nghiên cứu đầy đủ các tác động trực tiếp và tiềm tàng của thiên tai đến nền nông nghiệp, thực nghiệm mô hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất, công nghệ bảo quản phù hợp với đặc thù thiên tai, phát triển thị trường, thúc đẩy xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh liên tục, góp phần giúp người dân ứng phó, bảo vệ sản xuất và kinh doanh chủ động hơn trước tác động bất thường của thiên tai.

Nguyễn Dương/ Dân Trí

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại331,876
  • Tổng lượt truy cập85,238,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây