Theo thống kê mới đây của Bộ NNPTNT, mỗi năm, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch trên 30 tỷ USD với 10 ngành hàng chủ lực, đạt giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Tuy nhiên, dù Việt Nam là quốc gia có tiềm năng chăn nuôi lớn với năng suất sản xuất 27,5 đến trên 28 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm, 0,5 triệu bò sữa, 2 triệu tấn thịt... nhưng đáng tiếc là sản phẩm ngành chăn nuôi hầu như chưa góp mặt trong kim ngạch xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu thịt lợn, diễn ra tại Hà Nội sáng 20.10. Ảnh: M.H
Dù các doanh nghiệp, ngành chức năng đã có nhiều cố gắng, song từ nhiều năm nay, việc xuất khẩu thịt lợn Việt Nam sang các nướcvẫn chưa có sự đột phá nào. Phần lớn lợn nuôi được chủ yếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một phần sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.
Theo báo cáo từ Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trongnăm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc gần 12 triệu con lợn (bình quân 33.000 con/ngày). Dự kiến năm 2017, Việt Nam xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khoảng 2,4 triệu con lợn (giảm 80% so với năm 2016). Nếu tình hình không khả quan, con số xuất khẩu trên sẽ giảm sút chỉ xuất khẩu đạt 1,17 triệu con.
Đối với xuất khẩu lợn thịt xẻ chính ngạch, hiện Việt Nam mới xuất sang thị trường Hồng Kông và Malaysia, với sản lượng khoảng 15.000 – 20.000 tấn (tương đương 200.000 con), trong giai đoạn từ năm 2013 – 2016. Qua các con số trên cho thấy, tình hình xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam hiện tại, hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng sản xuất.
Đông đảo đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự Diễn đàn. Ảnh: T.L
Trước những con số đáng buồn này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Mặc dù nông nghiệp của nước ta ngày càng phát triển, tuy nhiên đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn, đây là mảng yếu kém nhất, từ triển khai tổ chức sản xuất cho đến chế biến. Hầu như chăn nuôi lợn mới chỉ làm được sản xuất. Cả nước có gần 1.000 lò mổ nhưng rất thiếu chuyên nghiệp, vẫn chủ yếu mổ thủ công, ăn thịt tươi. Về xuất khẩu, 1 năm chỉ bán được 20.000 tấn lợn sữa, rõ ràng khâu tổ chức chế biến và tổ chức thị trường đều chưa tốt, vì thế cá nhân tôi cũng như ngành nông nghiệp rất trăn trở.
“Để ngành này phát triển bền vững, hiệu quả, buộc phải khẩn trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng, nuôi lợn nói chung” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Theo Bộ trưởng, tất cả nông dân, doanh nghiệp phải từng bước thực hiện mô hình chuỗi sản xuất để làm ra chuỗi thịt lợn sạch, thịt gà sạch. Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn phải tập trung cao vào vấn đề này để cung ứng ngay cho thị trường 93 triệu dân trong nước. Chăn nuôi lợn theo chuỗi mặc dù khó, nhưng chắc chắn với điều kiện hiện nay, chúng ta sẽ làm được. Điều quan trọng là hành động thế nào? Phải có sự vào cuộc đồng hành của 3 cấp: Chính phủ; Bộ, ngành; địa phương.
Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tại Diễn đàn sáng nay, đại diện Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Hùng Nhơn, Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Việc Nam, Công ty CP và Đầu tư Thương mại Biển Đông đã cùng Công ty máy móc Daewon ký kết Thoả thuận thực hiện liên kết chuỗi sản xuất thịt lợn sạch để xuất khẩu.
Đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước ký kết Thoả thuận thực hiện liên kết chuỗi sản xuất thịt lợn sạch để xuất khẩu. Ảnh: Bảo Ngọc
Việc ký kết giữa các doanh nghiệp này nhằm mở ra một hướng đi chung trong chiến lược phát triển của các bên, với mục đích mang lại cho cộng đồng chuỗi giá trị cung ứng thịt lợn sạch, an toàn hướng đến xuất khẩu.
Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết: “Hiện đã có doanh nghiệp Hà Lan sang tìm hiểu chuỗi quy trình liên kết và bàn thảo vấn đề nhập khẩu thịt heo. Sắp tới, chúng tôi sẽ cùng lãnh đạo Bộ NNPTNT sang Hà Lan để gặp gỡ, đàm phán với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Lan về vùng an toàn dịch bệnh và các yêu cầu khác cho việc xuất khẩu thịt lợn Việt Nam sang thị trường này. Dự kiến, khi mọi thủ tục xong xuôi, chúng tôi sẽ xuất khẩu 10.000 tấn thịt heo mỗi năm sang thị trường Hà Lan”.
Để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình này, tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu đồng chí Thứ trưởng phụ trách làm việc, rà soát ngay các tỉnh nuôi lợn trọng điểm của đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ về vùng an toàn dịch bệnh. Sau diễn đàn này, đề nghị cơ quan thú y thực hiện quyết liệt, trao đổi ngay với các thị trường tiềm lực về thủ tục thú y, xuất khẩu… để đẩy nhanh quá trình xuất khẩu thịt lợn, gà.
Tác giả bài viết: Thiên Hương
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;