Học tập đạo đức HCM

Cải tạo các dòng sông

Thứ hai - 05/02/2018 22:44
Ở địa bàn có địa hình trũng thấp của Hà Nội, Thanh Trì có nhiều sông lớn, bị ô nhiễm chảy qua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân. Trong thời gian qua, huyện đã tập trung cải tạo, từng bước hồi sinh các dòng sông, cải thiện rõ rệt môi trường sống và cảnh quan đô thị trên địa bàn.

Tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn qua địa bàn xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì được trồng hoa và trải bê-tông sạch sẽ. Ảnh: ÐÌNH LUYỆN

Từ nhiều năm nay, người dân xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) thường xuyên hứng chịu mùi hôi nồng nặc từ đoạn sông Tô Lịch dài 1,8 km chảy qua địa bàn. Người dân địa phương cho biết, tuyến sông Tô Lịch đã được nạo vét, cải tạo từ năm 1982. Sau gần 40 năm bị bùn đất bồi lắng, người dân hai bên bờ lấn chiếm hành lang sông, đổ phế thải, rác thải, dẫn đến lòng sông ngày càng nhỏ hẹp, khó tiêu thoát. Nước thải ùn ứ, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ðông đảo người dân đều mong muốn cải tạo lại tuyến sông. Vì thế, ngay khi Huyện ủy Thanh Trì có nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo vệ môi trường, UBND huyện ra kế hoạch tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ bảy hằng tuần; trong đó tập trung cải tạo các sông, hồ trên địa bàn, cấp ủy. Chính quyền xã Vĩnh Quỳnh đã tích cực thực hiện. Xã thành lập hai tổ công tác tiến hành khảo sát, lập danh sách toàn bộ các hộ dân sinh sống dọc tuyến sông; mời đơn vị đo đạc chuyên nghiệp đo đạc lại toàn bộ diện tích đất của các gia đình, trong đó phân loại, thống kê rõ ràng diện tích đất của từng gia đình ghi trong sổ đỏ, diện tích đất hiện tại đang sử dụng, phần diện tích ngoài sổ đỏ có những công trình, vật kiến trúc gì trên đất… Cùng với việc công khai mốc chỉ giới cải tạo sông, các số liệu đo đạc nêu trên cũng được thông báo rõ ràng đến các hộ dân, kèm theo yêu cầu những trường hợp có diện tích lấn chiếm hành lang sông trả lại đất. Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ dân phố đồng bộ vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân tham gia cải tạo môi trường. Xã còn chiếu phim phóng sự, giới thiệu quá trình cải tạo sông Om tại xã Liên Ninh cũng như thành quả đạt được để người dân học tập và làm theo. Vì vậy, chỉ sau thời gian ngắn, đông đảo người dân đều đồng thuận.

Theo Trưởng thôn Quỳnh Ðô Ðỗ Văn Nghĩa, địa bàn thôn có gần 115 trường hợp liên quan trực tiếp đến giải phóng mặt bằng để cải tạo sông Tô Lịch. Nhiều năm qua dòng sông ô nhiễm nặng, cộng với ảnh hưởng từ Nghĩa trang Văn Ðiển, nhà máy phân lân, nhà máy pin đã khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay khi lãnh đạo xã thông báo chủ trương cải tạo dòng sông đã được người dân ủng hộ nhiệt tình. Các hộ dân ở hai thôn Quỳnh Ðô và Ích Vịnh (xã Vĩnh Quỳnh) có liên quan đến giải phóng mặt bằng đã tự nguyện tháo dỡ gần 30 công trình xây dựng kiên cố và hàng chục nhà cấp bốn. Hành lang bờ sông nhanh chóng được giải phóng sạch sẽ, phục vụ thi công. Do chưa có địa điểm tập kết phương tiện máy móc, bùn rác trước khi vận chuyển đến nơi xử lý, một số gia đình còn tự nguyện phá bỏ cả tường rào, sân vườn, cây cối để tạo mặt bằng cho các đơn vị thi công thuận lợi. Nhờ có sự đồng thuận, nhất trí cao giữa chính quyền, đơn vị thi công và người dân cho nên không khí làm việc rất khẩn trương. Cả khúc sông nhộn nhịp như một đại công trường. Dưới lòng sông máy móc ngày đêm nạo vét bùn đất. Trên bờ, người dân tấp nập tháo dỡ phần diện tích vi phạm, chỉnh trang lại công trình. Ngay sau nạo vét lòng sông, tuyến đường gom hai bên cũng nhanh chóng được đầu tư xây dựng. Ðường làm xong đến đâu, người dân lại tự nguyện trồng, chăm sóc hoa, cây xanh để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp đến đấy.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, trong suốt quá trình cải tạo sông, mặc dù dự án liên quan đến hơn 180 trường hợp phải giải phóng mặt bằng, nhưng chính quyền xã không phải tổ chức cưỡng chế và không có bất kỳ người dân nào yêu cầu chính quyền bồi thường khi thu hồi đất. Ðây là thành quả lớn từ sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Ðáng chú ý, sau khi dòng sông được cải tạo, hai bên bờ được chỉnh trang, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao. Người dân tích cực thực hiện "ba không", gồm không vứt rác ra sông, không đánh bắt cá và không dựng lều quán bán hàng lấn chiếm hành lang sông.

Theo đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Trì, sau khi Huyện ủy có nghị quyết chuyên đề về môi trường, toàn bộ xã, thị trấn có sông Tô Lịch, sông Nhuệ chảy qua đã tập trung nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy; vận động người dân tháo dỡ các công trình lấn chiếm hành lang sông để làm đường. Từ lãnh đạo huyện đến các cấp, ngành, đơn vị đóng trên địa bàn và đông đảo quần chúng nhân dân đều tích cực ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường các tuyến sông vào ngày thứ bảy hằng tuần. Trong hai năm 2016 và 2017, huyện đã khơi thông dòng chảy, đào đắp ta-luy bờ sông, tuyên truyền vận động các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ tự giác tháo dỡ gần 480 công trình, di dời nhiều bãi tập kết nguyên vật liệu, cắm cọc tiêu chống tái lấn chiếm, làm đường giao thông, kết hợp trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Trần Văn Khương cho biết, thành công lớn nhất trong công tác tổng dọn vệ sinh môi trường, cải tạo sông kết hợp trồng hoa, cây xanh đã góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, đồng thuận cao trong nhân dân và tạo chuyển biến rõ nét về cảnh quan môi trường nông thôn, góp phần quan trọng giúp thanh Trì hoàn thành các tiêu chí, về đích huyện nông thôn mới trong năm vừa qua. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục cải tạo các hồ ao trong khu dân cư, các tuyến sông, nâng cao chất lượng môi trường.

Tác giả bài viết: NGỌC THANH

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại226,885
  • Tổng lượt truy cập85,133,921
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây