Học tập đạo đức HCM

Cận cảnh lễ cúng rừng độc đáo của người Mông ở Lai Châu

Chủ nhật - 04/03/2018 05:11
Từ lâu, lễ hội cúng rừng đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, xã Tung Qua Lìn (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Lễ hội được tổ chức đúng vào ngày con Rồng của tháng giêng hàng năm, với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản khỏe mạnh, cây rừng xanh tươi…

Lễ hội cúng rừng năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng ấm của những ngày đầu xuân. Trước khi diễn ra lễ cúng chính, nhân dân các bản trong xã Tung Qua Lìn và các xã lân cận, được hòa mình vào không khí vui tươi với các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 1

Ở phần hội, bà con dân bản được xem biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc

Các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, kéo co và thi giã bánh dày và nhiều trò chơi khác hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.

Chị Giàng Thị Già, bản Hờ Mèo, xã Tung Qua Lìn cho biết: “Hôm nay, mình rất vui vì được tham gia lễ hội cúng rừng. Qua đây, mình cùng bà con trong bản sẽ nỗ lực hơn, tích cực hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng, để rừng thực sự trở thành lá phổi xanh trong cuộc sống. Rừng cho dân bản môi trường sống trong lành, ngăn chặn lũ lụt xảy ra. Mấy năm gần đây, bà con dân bản còn được hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng, được nhà nước trả tiền bảo vệ rừng. Những cánh rừng của bản mình luôn xanh tốt…”.

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 2

Nhiều thí sinh tham gia phần thi giã bánh dày

Sau phần hội là phần lễ cúng chính thức. Ở phần này, mỗi gia đình trong bản cử một người, là nam giới vào khu rừng thiêng đã được bảo vệ lâu năm, để chuẩn bị cho nghi thức cúng rừng. Lễ cúng diễn ra tại cây to, đẹp nhất của rừng thiêng. Thầy cúng là người khỏe mạnh, có uy tín trong bản.

Lễ vật cúng rừng gồm có: một con gà trống, lợn, rượu và hương, giấy bản do các hộ dân đóng góp. Các lễ vật này được cúng dâng Thần rừng hai lần. Lần đầu là cúng đồ sống, sau đó các trai bản làm thịt, luộc chín để cúng lần 2, dâng lên thần rừng với tất cả lòng thành kính.

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 3

Cây to, đẹp nhất rừng được chọn là nơi diễn ra lễ cúng rừng

Ông Vàng A Páo, chủ lễ cúng rừng Bản Mới, xã Tung Qua Lìn, cho biết: “Cúng rừng của đồng bào Mông có từ lâu đời rồi. Cứ vào ngày con rồng của tháng giêng là các bản dân tộc Mông lại tổ chức lễ cúng rừng. Tất cả những người con trai trong bản đều phải tham dự cúng rừng. Riêng phụ nữ thì không được đến lễ cúng chính. Cúng rừng là để cầu mong thần rừng và các vị thần khác phù hộ cho dân bản một năm khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, trâu bò và lợn gà phát triển không bị ốm đau”.

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 4

Mỗi gia đình cử một người đàn ông tham gia lễ cúng chính

Còn ông Giàng A Lử - Bí thư Đảng ủy xã Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ cho hay: Cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm gìn giữ lễ hội cúng rừng tại các bản dân tộc Mông trên địa bàn. Qua đây xã phối hợp, lồng ghép để nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân trong bảo vệ phát triển rừng. Tại đây xã tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương những người tích cực tham gia bảo vệ rừng, giáo dục, nhắc nhở những đối tượng vi phạm luật bảo vệ rừng…   

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 5

Xã Tung Qua Lìn có hơn 3.000 ha rừng, trong đó có nhiều cánh rừng nguyên sinh, với nhiều cây to 2 người ôm không xuể

 can canh lẽ cúng rùng doc dao của nguòi mong o lai chau hinh anh 6

Sau lễ cúng, những người tham dự sẽ tề tựu, chung vui chén rượu cầu chúc cho năm mới gặp nhiều may mắn

 Lễ hội cúng rừng của người Mông ở xã Tung Qua Lìn nói riêng, ở tỉnh Lai Châu nói chung, không chỉ đơn thuần  mang ý nghĩa tâm linh, mà còn góp phần gắn kết cộng đồng các dân tộc, gắn con người với thiên nhiên.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay57,387
  • Tháng hiện tại888,114
  • Tổng lượt truy cập92,061,843
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây