Học tập đạo đức HCM

Cần chuyển đổi lúa mùa ở Đồng bằng sông Hồng

Thứ sáu - 24/11/2017 04:12
Câu ngạn ngữ của ông cha ta ngày xưa không sai "Tháng 5 năm tật, tháng 10 mười tật". Ý nói sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân mức độ an toàn về thời tiết tốt hơn vụ mùa rất nhiều.

Thực tế sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân rất ít khi mất mùa do thiên tai, bão lụt. Còn sản xuất vụ mùa, mất mùa do lụt, bão gây ra là chuyện thường tình, khó tránh khỏi.

lu-1183221259
Lúa vụ mùa miền Bắc mất mùa do thiên tai liên tiếp

Có lẽ không ai không biết rằng, mùa mưa bão thường xuất hiện thường xuyên ở khu vực các tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa ra đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 11. Cứ vào khoảng thời gian này từ miền Bắc, đến Bắc miền Trung phải hứng chịu ít nhất 2 - 3 cơn bão, kèm theo mưa to, gió lớn, gây đổ nhà, ngập úng trên diện rộng, lở núi, vỡ đê... Điển hình như năm 2017 này, áp thấp nhiệt đới, bão số 10, số 11, số 12 đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho các tỉnh từ biên giới Việt - Trung vào đến các tỉnh miền Trung nước ta.

Theo các nhà khoa học thì biến đổi khí hậu sẽ còn gây ra nhiều thiệt hại nữa, nếu chúng ta không chủ động có kế hoạch phòng chống tốt. Có một điều trong biến đổi khí hậu mà chúng ta cần lưu ý, đó là: Mùa khô kéo dài từ đầu năm đến hết tháng 8 trời rất ít mưa, hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Mùa mưa bão từ tháng 9 trở đi, mưa to, gió bão nhiều, gây ngập úng nặng trên diện rộng. Hậu quả này  ngày càng thể hiện rõ hơn trước rất nhiều.

Nhiều năm trước đây Nghệ An, Hà Tĩnh là mảnh đất có cái eo cong trên bản đồ Việt Nam, thường phải hứng chịu nhiều cơn gió bão mạnh, gây mưa lụt lớn làm thiệt hại nặng nề sản xuất vụ mùa. Chính vì mất quá nhiều trong vụ mùa, nên năng suất lúa vụ mùa ở Nghệ An, Hà Tĩnh từ những năm 1980 của thế kỷ 20 trở về trước chỉ đạt bình quân 18 - 21 tạ/ha vụ. Vùng trọng điểm lúa của Nghệ An là Yên Thành, đất tốt, chủ động nước, bình quân mỗi vụ mùa gieo cấy 12.500 ha, năng suất lúa cũng không vượt quá 28 tạ/ha. Các huyện Đức Thọ, Can Lộc của Hà Tĩnh, nơi nổi tiếng đất tốt, nước đủ, mỗi vụ mùa gieo cấy gần 20.000 ha lúa. Nhưng, gần như chưa có một vụ mùa nào được thu hoạch trọn vẹn, do ảnh hưởng của lụt bão gây ra. Vì vậy năng suất lúa mùa hàng năm trước đây không vượt nổi con số 25 tạ/ha/vụ.

Trong cái khó thường ló cái khôn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh trước năm 1991 trước khi chưa chia tỉnh) do ảnh hưởng quá lớn của mưa, gió, bão lụt gây ngập úng trong mùa mưa làm năng suất lúa mùa vừa thấp, vừa không ổn định. Đúng vào lúc có giống lúa mới ngắn ngày ra đời, đó là giống lúa NN 75 - 10, thời gian sinh trưởng trong vụ hè thu trên dưới 105 ngày. Thế là từ vụ hè thu 1981, 1982, Sở Nông nghiệp Nghệ Tĩnh tiến hành sản xuất từ trên quy mô từ 30 - 40 ha ở một số huyện trọng điểm lúa như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Đức Thọ, Can Lộc… thành công và bước sang năm 1983 UBND tỉnh Nghệ Tĩnh chủ trương giảm và bỏ dần diện tích lúa mùa chuyển sang gieo cấy vụ hè thu.

Giống lúa được gieo cấy trong vụ hè thu hồi bấy giờ là NN 75 - 10 và CR 203. Thời vụ được bố trí gieo mạ trước khi thu hoạch vụ lúa xuân 10 - 15 ngày (khoảng từ 10 - 15 tháng 5 hàng năm) và gặt xong vụ xuân đến đâu, cấy lúa hè thu đến đó, với phương châm "nhất thì, nhì thục". Thời vụ là trên hết, để đảm bảo thu hoạch lúa xong trước ngày 10 tháng 9 hàng năm, trước khi mùa mưa bão xuất hiện ở miền Bắc.

Sự ra đời vụ lúa hè thu ở Nghệ Tĩnh từ năm 1983 trở lại nay, hầu như vụ lúa này năm nào cũng cho thu hoạch khá trọn vẹn, rất ít khi mất mùa do bão lụt gây ra, vì phần lớn diện tích lúa hè thu được thu hoạch sớm trước khi bão lụt xuất hiện. Ngày nay do có sự ra đời nhiều giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, nên vụ lúa hè thu ở Nghệ An, Hà Tĩnh và cả một số tỉnh khác học tập từ kinh nghiệm Nghệ An để giảm diện tích gieo cấy lúa mùa chuyển sang gieo cấy vụ hè thu đều cho năng suất lúa cao.

Tại Nghệ An và Hà Tĩnh mỗi năm gieo cấy hơn 100.000 ha lúa hè thu, trong đó Nghệ An gần 60.000 ha, Hà Tĩnh trên 44.000 ha đều cho năng suất lúa trung bình từ 48 - 53 tạ/ha/vụ. Riêng vụ hè thu 2017 này, trong lúc các tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đồng bằng sông Hồng mất nặng vụ lúa mùa thì Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn được mùa lớn vụ lúa hè thu. Vụ hè thu 2017 Nghệ An gieo cấy trên 58.000 ha lúa, năng suất lúa đạt bình quân gần 53 tạ/ha, cao hơn cả vụ hè thu 2016 gần 4 tạ/ha. Ở Hà Tĩnh gieo cấy được 44.000 ha lúa hè thu, năng suất lúa đạt bình quân 49,25 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu 2016 trên 3 tạ/ha.

Rõ ràng chuyển từ vụ lúa mùa bấp bênh sang vụ hè thu ăn chắc là bài toán cứu cánh để không còn tình trạng "lạy trời, khấn phật" đừng mưa bão nữa để bà con nông dân thu hoạch lúa đã.

lu-2183232157
Biến đổi khí hậu sẽ còn gây ra nhiều thiệt hại nữa, nếu chúng ta không chủ động có kế hoạch phòng chống tốt

Từ vụ lúa mùa bấp bênh chuyển sang gieo cấy vụ lúa hè thu ăn chắc bằng các giống lúa ngắn ngày không có gì là khó khăn, phức tạp mà không làm được. Ngày nay, việc chuyển đổi mùa vụ sản xuất từ vụ mùa sang vụ hè thu đối với các tỉnh từ Bắc miền Trung ra đồng bằng sông Hồng lại càng thuận lợi hơn nhiều so với thời kỳ trước đây ở Nghệ An và Hà Tĩnh tiến hành. Bây giờ tiến bộ KHKT về giống lúa ngắn ngày, có TGST trong vụ hè thu trên dưới 100 ngày, ngày càng nhiều, sản xuất cơ bản được cơ giới hóa từ làm đất đến thu hoạch, trục đập, lao động không còn căng thẳng như ngày xưa nữa.

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu, thời gian còn rất dài để tiếp tục sản xuất rau màu vụ đông. Đây là quỹ thời gian, quỹ đất rất cần, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng có cơ hội để sản xuất một vụ đông trên quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Bởi vậy nếu các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra đồng bằng sông Hồng mạnh dạn chuyển đổi vụ lúa mùa sang sản xuất vụ lúa hè thu như ở Nghệ An, Hà Tĩnh đang làm bây giờ thì sẽ giảm được thiệt hại do bão lụt gây ra như vừa qua.

Trong tình hình hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, xu hướng mùa khô hạn hán nghiêm trọng, mùa mưa thì gió to, bão lớn, mưa nhiều, gây ngập úng nặng. Vì vậy phương án tốt nhất là tránh né để hạn chế mất mùa bằng cách chuyển đổi mùa vụ sản xuất, từ vụ mùa bấp bênh sang sản xuất vụ hè thu ăn chắc là phương án tối ưu trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay ở Việt Nam.

DOÃN TRÍ TUỆ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay38,866
  • Tháng hiện tại880,067
  • Tổng lượt truy cập93,257,731
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây