Ảnh minh họa
Năm Quốc tế Canh tác quy mô gia đình (IYFF) là một cuộc vận động nhằm giúp đưa canh tác quy mô gia đình vào vị trí trọng tâm trong phát triển. Năm 2006, Diễn đàn Nông thôn Thế giới (WRF) đã khởi xướng chiến dịch vận động với sự tham gia, ủng hộ của hàng trăm các tổ chức ở 60 quốc gia. Mục đích của chiến dịch này nhằm yêu cầu Liên hiệp quốc tuyên bố công nhận Năm Quốc tế canh tác quy mô gia đình như là một cách để hưởng ứng canh tác quy mô gia đình.
Ở khu vực Châu Á, những tổ chức tích cực tham gia ủng hộ gồm có Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA), Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Châu Á (AsiaDHRRA). Sau các sự kiện như Diễn đàn Nông dân toàn cầu do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tổ chức năm 2010, Hội nghị thường niên của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Cuộc họp của Ủy Ban An ninh Lương thực Thế giới năm 2010, mọi nỗ lực nhằm vận động Liên hiệp quốc đã thành công.
Tháng 12 năm 2011, Liên hiệp quốc đã chính thức tuyên bố năm 2014 là Năm Quốc tế về canh tác quy mô gia đình (IYFF) để công nhận đóng góp quan trọng của canh tác quy mô gia đình và nông dân nhỏ trong đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu của Năm Quốc tế canh tác quy mô gia đình là tập trung sự chú ý của cả thế giới, nâng cao vị thế của canh tác quy mô gia đình; giúp canh tác quy mô gia đình trở thành trung tâm của các chính sách về nông nghiệp, môi trường, xã hội của quốc gia; thúc đẩy thảo luận và hợp tác cấp quốc gia khu vực và thế giới để nâng cao nhận thức, hiểu về những thách thức mà nông dân gặp; tìm ra các cách hiệu quả hỗ trợ nông dân quy mô gia đình.
Năm Quốc tế canh tác quy mô gia đình là một cơ hội để các tổ chức nông dân xác định và giới thiệu các thách thức, khó khăn cũng như các sáng kiến của nông dân, từ đó, vận động nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân, thu hút thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.
Một số chiến lược và giải pháp thúc đẩy sự phát triển cộng đồng canh tác gia đình bao gồm: giúp nông dân tiếp cận với các nguồn lực để phát triển sản xuất; phát triển kinh doanh thông qua tiếp cận thị trường, phát triển hợp tác xã, gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp; tập trung giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng mô hình; tập trung phát triển năng lực nữ nông dân; khuyến khích thanh niên tham gia vào nông nghiệp và tăng cường tiếng nói của nông dân trong đối thoại, vận động chính sách với chính phủ.
Ông Jose Antonio Osaba- Điều phối viên của Diễn đàn Nông thôn Thế giới cho rằng: đây chính là cơ hội hiếm có đối với các tổ chức nông dân để các tổ chức nông dân đưa ra các đề xuất chính sách giúp hỗ trợ nông dân quy mô gia đình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;