Học tập đạo đức HCM

Cần tạo nhiều điều kiện hơn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Chủ nhật - 22/11/2015 10:01
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu và doanh nghiệp tại diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” do CafeF phối hợp với Tổng hội Nông nghiệp và PTNT tổ chức ngày 21-11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp mà chỉ làm việc với hộ nông dân nhỏ lẻ thì không bao giờ doanh nghiệp làm được. Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong tái cơ cấu, doanh nghiệp sẽ là “đột phá của đột phá”, tạo động lực mới trong tái cơ cấu và hội nhập. Tuy nhiên, Thứ trưởng Tám bày tỏ mong muốn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà phải làm sao dẫn dắt nền nông nghiệp nhỏ của ta đi lên hội nhập và giúp đỡ được nông dân.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám

Muốn thành công phải liên kết

Tại diễn đàn, ông Phạm Quang Minh, Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ chia sẻ, những nội tại của doanh nghiệp thì có thể đầu tư đổi mới. Nhưng về phía Nhà nước, chúng tôi lúng túng, chưa thấy các điểm rõ ràng. Hiện nay, nông dân vẫn canh tác trên mảnh đất nhỏ lẻ của mình, trong khi doanh nghiệp không biết làm sao để cơ giới hóa. Ở đây, phải có hỗ trợ của Nhà nước về việc dồn điền đổi thửa, doanh nghiệp mới tăng quy mô và năng suất được. Mặc dù năng suất mía đường có thể nâng 200 tấn/ha nhưng cơ giới hóa không được, quy mô quá manh mún.

Vấn đề này được ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cho rằng, trong phát triển nông nghiệp, cần định vị cho đúng vai trò của nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Doanh nghiệp phải tham gia vào tất cả các chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhưng doanh nghiệp đang có 2 khó khăn khi đầu tư vào nông nghiệp, đó là: Hạn chế về đất đai và đầu tư trong nông nghiệp có rủi ro lớn, bởi phụ thuộc vào thời tiết và sâu bệnh. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm với nông nghiệp chưa hình thành đầy đủ.

Ông Trương Đình Tuyển phát biểu ý kiến.

T.S Trần Tiến Khai, chuyên gia Fulbright cho rằng, quá trình hội nhập đang thúc ép các doanh nghiệp đi theo chuỗi giá trị toàn cầu. Song thực tế hiện nay, sản phẩm nông sản của Việt Nam được các nhà thu mua nông sản thu mua với nhiều phương thức mua bán khác nhau, đồng thời đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cũng khác nhau. “Qua đó, họ có thể khống chế các nước nghèo như Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng thế giới hay không, hoặc thậm chí họ có thể khống chế ngay tại thị trường Việt Nam, nếu nhà sản xuất và người tiêu dùng không đáp ứng yêu cầu thì không thể bán hàng,” ông Khai nói.

Theo ông Khai, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ đóng vai trò quyết định trong chuỗi giá trị nông sản hiện đại và được biểu hiện rõ nét như thị trường trực tiếp của người sản xuất, có vai trò tạo ra sản phẩm có giá trị thị trường, giá trị gia tăng cao, đóng vai trò ổn định giá, quyết định sự phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, kết nối trực tiếp giữa vùng nguyên liệu nông nghiệp và thị trường thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam ra thế giới.

Với các vai trò trên, ông Khai cho rằng, việc hình thành chuỗi giá trị mà doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt là yếu tố sống còn với người nông dân và phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các hiệp định thương mại đa phương và song phương (như WTO, AFTA, TPP) tác động bất lợi ngày càng rõ nét đến xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Trong khi đó, ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai thì cho rằng, với thực tiễn đất đai sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cộng với việc doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chịu nhiều chi phí chăn nuôi cao hơn, chi phí vận chuyển gồm cả chi phí chính thức và “không chính thức”, chi phí vốn. Đó là lý do Hoàng Anh Gia Lai phải chọn con đường phù hợp là đầu tư sang Lào và Campuchia để có diện tích đất đủ rộng, triển khai cơ giới hóa và tự động hóa; tạo liên kết chuỗi.

Ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai 

Ông Sơn cũng kiến nghị có chính sách vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm và có kênh thông tin cho doanh nghiệp.

Ông Tuyển cho rằng, phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới và phải xây dựng mô hình liên kết mà theo ông là phải tạo điều kiện cho người nông dân có thể cho thuê đất hoặc góp vốn vào doanh nghiệp bằng đất, từ đó doanh nghiệp cũng có thể có diện tích lớn để đầu tư khoa học công nghệ.

Học cách tư duy của “Người bán phở”

Phân tích về những thuận lợi và khó khăn của nông nghiệp Việt Nam khi TPP có hiệu lực, ông Tuyển cho rằng, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, khi cùng với TPP, Việt Nam đang đàm phán và ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước. Đặt trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, việc tham gia hội nhập sâu rộng có ý nghĩa rất lớn cho Việt Nam: Thứ nhất, đó là sự phát triển nhanh mạnh của khoa học công nghệ, đặt ra yêu cầu tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế, tự do thương mại đang trở thành tất yếu của quá trình phát triển. Thứ ba, sự phát triển bền vững gắn kết tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường trở thành nhu cầu của chính sự phát triển.

Ông Tuyển chỉ ra ba hệ quả: Nhà nước, doanh nghiệp đi sau, nếu có chiến lược phát triển đúng đắn thì có thể nhanh chóng đuổi kịp, thậm chí vượt qua nước từng phát triển cao hơn mình; quy mô không bằng tốc độ, phát triển đúng để có tốc độ cao, nhưng cần có chiến lược đúng đắn, tốc độ nhanh thì cũng sẽ mang lại hiệu quả; tư duy sáng tạo mạnh hơn kinh nghiệm. Kinh nghiệm còn giá trị, nhưng giờ tư duy, đặc biệt tư duy sáng tạo có ý nghĩa rất lớn.

Do đó, ông Tuyển cho rằng nền kinh tế cần phải có sự chuyển dịch, thúc đẩy từ công nghệ chế tạo sang công nghệ cao do công nghệ thông tin dẫn dắt; từ lao động cơ bắp sang lao động trí tuệ; từ sản xuất sang dịch vụ; từ thị trường quốc gia sang thị trường khu vực và quốc tế; từ việc xuất khẩu vào các quốc gia đơn lẻ chuyển sang việc xâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

“Lấy ví dụ một người bán phở, nếu họ biết giảm bớt lợi nhuận trên một tô phở mà đầu tư vào chất lượng để tô phở ngon hơn, như vậy sẽ bán được nhiều tô phở hơn, dĩ nhiên lợi nhuận của quán phở cũng được tăng lên”, ông Tuyển ví von.

TPP cũng tạo ra cơ hội thu hút đầu tư, xuất khẩu nhưng theo ông Tuyển, thách thức lớn với Việt Nam là cạnh tranh diễn ra quyết liệt ở ba cấp độ: giữa sản phẩm, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp do sức cạnh tranh của doanh nghiệp là sức cạnh tranh của sản phẩm và xây dựng thị trường.

Ông Ngô Minh Hải, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn TH

Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh lớn nhất và cũng đáng lo ngại nhất mà ông Tuyển chỉ ra là sức ép đổi mới đối với nhà nước. Cũng bởi, doanh nghiệp đứng trước sức ép cạnh tranh buộc họ phải thay đổi, tự giác thay đổi và phải thích nghi.

“Doanh nghiệp có thể phá sản, giảm sản xuất và nhiều lao động bị mất việc làm, nhưng khi doanh nghiệp chuyển đổi, điều chỉnh lại cấu trúc thì sẽ phát triển tốt. Đó là quá trình đào thải mang tính sáng tạo”, ông Tuyển nói.

Tuy nhiên đối với Nhà nước, ông Tuyển cho rằng, với chính sách không ổn định, luôn luôn thay đổi, trong điều kiện đó doanh nghiệp buộc phải làm ăn “chụp giật”, đã tạo điều kiện cho nhóm thao túng chính sách, nên không mang lại hiệu quả.

“Tư duy của nhà nước là chính sách pháp luật để quản lý chứ không phải để cải thiện. Nếu ta tư duy theo pháp luật trật tự, tức là nhà nước cứ tư duy theo kiểu luật lệ chính sách thì sẽ không phát triển được. Do đó, quan trọng nhất là cần phải tạo ra thể chế để tạo ra sức cạnh tranh, điều quan trọng nhất là phải thay đổi thể chế", nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nói.

Ông Lê Chí Duy, Giám đốc công ty TNHH SX TM DV Sông Trà Quảng Ngãi đặt câu hỏi cho các diễn giả

Theo ông Phan Minh Thông, TGĐ công ty CP Phúc Sinh thì, đối với việc Việt Nam tham gia TPP, đây là cơ hội lớn cho Phúc Sinh nói riêng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt nói chung, bởi Phúc Sinh có sự chuẩn bị từ 7 năm về trước.

Ông Dương Ngọc Minh, TGĐ công ty CP Hùng Vương chia sẻ, Việt Nam đang đi vào bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ để sang sản xuất lớn, nhất là Chính phủ đã mở cửa hội nhập với TPP, các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), liên minh thuế quan với Đông Âu, và hội nhập ASEAN.

“Đứng về góc độ cho rằng với TPP, ngành chăn nuôi sẽ bị thiệt hại, tôi cho rằng không hẳn. Ngành chăn nuôi còn phát triển trong 10 năm nữa. Trong năm 2015, riêng các tập đoàn nước ngoài đã đầu tư trên 10 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, cụ thể cho lợn. Việt Nam là nước có tổng đàn heo lớn thứ 4 trên thế giới. Trong tương lai tôi nghĩ sẽ là thứ 3. Nhưng lĩnh vực này, doanh nghiệp chúng ta chưa tham gia”, ông Minh nhận định.

Trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, ông Ngô Minh Hải, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn TH cho rằng, về tổng thể TPP đem lại lợi ích cho Việt Nam nhiều nhất so với các nước. Nhưng với ngành nông nghiệp thì ngược lại, khi đây là ngành chịu thiệt thòi nhiều nhất, có nhiều khó khăn hơn thuận lợi.

Ông Vương Ngọc Long, Công ty CP Vinamilk

Đại diện Công ty CP Vinamilk, ông Vương Ngọc Long cho rằng, chi phí chăn nuôi cao hay không tùy thuộc vào mô hình ứng dụng của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Vinamilk sẽ nhập khoảng 1.400 con bò sữa từ Mỹ về Việt Nam và ứng dụng công nghệ để có năng suất cao hơn. Hiện trang trại của Vinamilk và TH đều có năng suất 28 – 30 lít/ngày, hoặc trang trại đầu tư bài bản cũng là 25 – 26 lít, cho nên người nông dân cần được hướng dẫn, có điều kiện tốt, có kiến thức khoa học tốt thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo Kinh tế nông thôn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập556
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại92,601
  • Tổng lượt truy cập88,770,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây