Học tập đạo đức HCM

Cây chanh leo mở hướng thoát nghèo

Chủ nhật - 09/09/2018 04:51
Chanh leo là loại cây trồng đang phát triển nhanh chóng ở huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cây phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cho năng suất cao, có đầu ra ổn định, được giá và chi phí đầu tư không quá lớn. Chanh leo cũng hứa hẹn sẽ trở thành cây trồng chủ lực giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.
Anh Lý Văn Của, ở xóm Lũng Luông, xã Quang Vinh, huyện Trà Lĩnh chăm sóc cây chanh leo của gia đình.

Cán bộ đi trước

Trăn trở, tìm tòi cây trồng mới giúp người nông dân trong huyện phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập, thoát nghèo vươn lên làm giàu, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Lĩnh Triệu Lưu Cương đã tìm hiểu, liên hệ với Công ty cổ phần NAFOODS Tây Bắc có trụ sở chính tại Mộc Châu, Sơn La, đơn vị có truyền thống trồng, tiêu thụ quả chanh leo. Đầu năm 2017, anh Triệu Lưu Cương và một số cán bộ, người dân tự bỏ tiền, thuê xe sang tỉnh Sơn La tham quan, học hỏi mô hình trồng cây chanh leo. “Mắt thấy, tai nghe” về hiệu quả của cây chanh leo, mọi người trong đoàn quyết tâm phát triển cây chanh leo tại huyện Trà Lĩnh.

Tuy nhiên, phát triển trồng cây chanh leo giai đoạn đầu gặp không ít khó khăn. Chánh Thanh tra UBND huyện Trà Lĩnh Triệu Xuân Trình, quê ở xóm Bó Khôn, xã Quang Vinh, huyện Trà Lĩnh kể: Thực hiện chủ trương của huyện về phát triển sản xuất hàng hóa, nhưng nhận thấy, nếu chỉ tuyên truyền, vận động “suông”, không có mô hình để nông dân tham quan, học hỏi, thì người dân sẽ không tin, không làm theo. Vậy là cán bộ phải làm mô hình sản xuất trước. Một số cán bộ huyện Trà Lĩnh đã huy động tiền tiết kiệm, vay vốn ngân hàng góp vốn cùng một số nông dân phát triển trồng cây chanh leo.

Tháng 5-2017, nhóm thuê 8 ha đất ở Lũng Cưởm, xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh trồng chanh leo hàng hóa. Sau bốn tháng, nhóm thành lập Hợp tác xã An Thịnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty đối tác. Ngay trong năm đầu tiên, 8 ha chanh leo đã cho 40 tấn quả, với giá bán từ 8.000 đến 10 nghìn đồng/kg, được Công ty cổ phần NAFOODS Tây Bắc bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Từ tháng 6-2018, đến nay, 8 ha chanh leo của Hợp tác xã An Thịnh đã cho thu hoạch 60 tấn quả, với giá bán quả chanh leo loại ba đến loại một từ 15 đến 30 nghìn đồng/kg (thu mua theo giá thị trường tùy thời điểm), đem lại doanh thu hơn một tỷ đồng cho Hợp tác xã An Thịnh. Cây chanh leo trồng tại huyện Trà Lĩnh cho thu hoạch quả từ tháng 6 năm trước đến tháng 2 năm sau. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo, nhiều gia đình trong huyện đã đầu tư trồng, phát triển diện tích chanh leo lên đến 44 ha.

Hai quả chanh leo bằng 1 kg ngô

Bí thư Huyện ủy Trà Lĩnh Nông Văn Đàm phấn khởi cho biết: Hiện nay, người nông dân trong huyện ví von hai quả chanh leo bằng 1 kg ngô. Minh chứng cho hiệu quả kinh tế của cây chanh leo, vấn đề là nếu giữ được đầu ra ổn định, giá bán như hiện nay, chanh leo sẽ là cây trồng “đột phá” giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu.

Với chi phí đầu tư không quá cao, cây chanh leo được đánh giá phù hợp với “mọi người, mọi nhà” nếu đã có đất và muốn phát triển sản xuất hàng hóa. Giám đốc Hợp tác xã An Thịnh Hoàng Văn Hoàn cho biết: Chi phí đầu tư trồng chanh leo từ 70 đến 80 triệu đồng/ha, bao gồm tiền mua giống, dây nhựa (làm giàn cho chanh leo), cây làm giàn và chi phí thi công. Sau khi trồng, cần làm cỏ, tỉa cành, bón phân cho cây chanh leo. Cây chanh leo không chỉ mở ra triển vọng phát triển sản xuất hàng hóa mà còn mở hướng phát triển du lịch nông nghiệp. Du khách có thể tham quan, tham gia làm cỏ, tỉa cành, thu hoạch quả chanh leo, tạo ra những trải nghiệm thú vị, khó quên.

Đánh giá về đầu ra cho quả chanh leo, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Lĩnh Triệu Lưu Cương phân tích: Công ty cổ phần NAFOODS Tây Bắc hiện có vùng nguyên liệu chanh leo ở khu vực Tây Bắc lên tới 1.000 ha. Công ty mới khởi công xây dựng nhà máy chế biến quả chanh leo tại Tây Bắc, cho nên trong tương lai gần, đầu ra cho quả chanh leo sẽ ổn định. Đánh giá cao hiệu quả kinh tế của cây chanh leo, nhiều địa phương trong tỉnh Cao Bằng và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã đến huyện Trà Lĩnh học hỏi kinh nghiệm. Nếu giữ được đầu ra ổn định, minh bạch trong thu mua, cây chanh leo hứa hẹn sẽ trở thành cây trồng giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Tác giả bài viết: Minh Tuấn

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay25,997
  • Tháng hiện tại204,564
  • Tổng lượt truy cập90,267,957
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây