Công việc đặt bẫy của đồng của bà con Kim Sơn diễn ra hầu như quanh năm, tuy nhiên thời điểm mà người dân bắt bắt được nhiều cua nhất là từ đầu tháng 4 cho đến hết tháng 8 hàng năm.
Huyện Kim Sơn là vùng đất phù xa màu mỡ, nhiều sông, kênh ngòi, sình lầy... là điều kiện cho cá, cua... phát triển, vì vậy từ lâu người dân ở nơi đây sáng tạo ra nhiều cách bắt cá, cua vô cùng độc đáo. Trong đó phải kể đến cách dùng chai nhựa bẫy cáy, bẫy cá lác ngoách... nhưng dùng chai nhựa phế thải để bẫy cua là độc đáo hơn cả. Cũng gần giống với cách dùng chai nhựa làm bẫy cá lác ngoách, nhưng cách bẫy cua đồng có chút khác hơn là phải dùng mồi và thả chìm xuống dưới nước.
Để bắt được nhiều cua, bà con thường làm mồi bằng cám rang, mẻ và cá trộn đều rồi dã nhuyễn ra cho vào bẫy.
Để làm được nghề này, bà con chỉ cần đi lượm các chai nhựa hoặc ống nhựa ở các bãi rác hay ven đường hoặc bỏ ra một số tiền nhỏ mua chai nhựa phế thải, sau đó về hai đầu để có một ống dài gần 40cm, một đầu buộc hom lại còn đầu kia bịt kín lại thế là đã có thể hành nghề kiếm tiền được.
Theo những người làm nghề bẫy của đồng ở huyện Kim Sơn, việc bắt cua đồng có rất nhiều cách khác nhau nhưng phương pháp đặt lờ là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu bắt cua theo cách này thì chi phí đầu tư lớn và độ bền của những chiếc lờ cũng chỉ được khoảng 3 tháng là hỏng. Từ đó suy nghĩ đó, bà con miền biển Kim Sơn đã sáng tạo ra những chiếc bẫy bằng chai nhựa phế thải, hiệu quả không kém gì cách bắt truyền thống nhưng chi phí đầu tư thấp và độ bền cực cao.
Khi đã cho mồi vào bẫy, người dân Kim Sơn thường chọn thời điểm buổi chiều và tối để thả bẫy bắt cua.
Dựa vào đặc tính cua đồng hay đi kiếm ăn vào buổi chiều mát buổi tối, những thợ săn bắt cáy biết chọn thời điểm đi đặt bẫy để bắt được nhiều cua nhất. Với hơn 10 năm đi săn cua đồng, ông Trần Văn Khanh (54 tuổi) ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một trong những người săn cua đồng có tiếng trong huyện. Ông Khanh cho biết, muốn bẫy được cua đồng thì cần chú ý đến mồi, mồi có ngon thì mới bắt được nhiều cua.
Ông Khanh khoe sản phẩm sau một buổi đặt bẫy thành công.
"Cua đồng thích mùi thơm, vị chua và tanh nên tôi thường làm mồi bằng cám rang, mẻ và cá trộn đều rồi dã nhuyễn ra cho vào bẫy" - ông Khanh tiết lộ.“Nhờ những chiếc bẫy này mà mỗi ngày tôi cũng được khoảng 4kg cua, tính ra mỗi ngày cũng được hơn 300.000 đồng. Nghề này tuy chân lấm tay bùn nhưng cũng cho thu nhập khá” - ông Khanh nói.
Các sản phẩm cua, cá sau khi nông dân thu bẫy về sẽ được lái buôn đến tận nhà thu mua với giá từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/kg.
Mặc dù bị cụt 1 chân sau một vụ tai nạn lao động, nhưng nhờ nghề bẫy cua đồng bằng ống nhựa, ông Đỗ Văn Luân (56 tuổi) ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vẫn kiếm được cả trăm nghìn đồng/ngày.
“Tôi đi lại trên cạn khó khăn nhưng chèo thuyền thì giỏi lắm, mỗi ngày tôi đặt được 100 cái bẫy kiếm được từ 2kg đến 4kg cua, tính giá cua hiện tại khoảng 80.000 đồng đến 100.000 đồng/kg, tùy loại, mỗi ngày tôi kiếm được vài trăm nghìn đồng" - ông Luân chia sẻ.
Bà Thủy, một thương lái chuyên thu mua cua ở Kim Sơn cho hay: “Cua đồng được thị trường rất ưa chuộng, đặc biệt là vào các ngày hè nên những người đi săn bắt được bao nhiêu tôi cũng đến tận nhà mua hế. Những người làm nghề này trung bình mỗi ngày cũng được từ 200.000-300.000 đồng, cá biệt có một số người kiếm được 400.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày".
Theo Phạm Quân/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;