Học tập đạo đức HCM

Chính phủ quyết tâm đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7%

Thứ hai - 22/05/2017 04:11
Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu GDP cả năm đạt 6,7%.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đọc tờ trình của Chính phủ báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong những tháng tiếp theo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV khai mạc sáng nay (22/5) tại Hà Nội.

 

chinh phu quyet tam dat chi tieu tang truong gdp ca nam 6 7% hinh 1
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đọc tờ trình của Chính phủ báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV.

 

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016. Trong những tháng cuối năm, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, tổng hợp kết quả cả năm, trong số 13 chỉ tiêu Quốc hội giao có 11 chỉ tiêu đạt và vượt, 02 chỉ tiêu xấp xỉ đạt kế hoạch. So với số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2016, có 07 chỉ tiêu đạt cao hơn và 02 chỉ tiêu thấp hơn.  

Trong những tháng đầu năm 2017, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; xung đột, căng thẳng diễn ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới có dấu hiệu khởi sắc nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro. Thương mại, đầu tư quốc tế tăng chậm; bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia.

Thị trường tài chính, tiền tệ và giá dầu thô có nhiều biến động. Tiến trình Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không đạt được như dự kiến. Trong nước, những hạn chế, yếu kém tích tụ từ nhiều năm trước tiếp tục bộc lộ rõ hơn, nhất là về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp... đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển KT-XH của đất nước.

Triển khai các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình để có đối sách ứng phó phù hợp, kịp thời. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp.

Trong đó, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Xây dựng nền hành chính kỷ luật, kỷ cương, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp.  Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tăng cường bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế.

 

chinh phu quyet tam dat chi tieu tang truong gdp ca nam 6 7% hinh 2
 

 

 

 

Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong những tháng cuối năm 2017 trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…trong đó nêu nổi bật một số nội dung chính.

Tiếp tục ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 so với tháng 12 năm 2016 tăng 0,9%; đã tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương còn lại. Tín dụng tăng 5,75%, cao nhất so với cùng kỳ trong 6 năm gần đây; mặt bằng lãi suất ổn định và có xu hướng giảm.

Xuất khẩu tăng 16,8%, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo và nông sản tăng mạnh. Tăng cường quản lý, chống thất thu, nợ đọng thuế; tổng thu NSNN đạt 32,7% dự toán cả năm (tăng 17,8%).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và góp cổ phần đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; trong 4 tháng có gần 40 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới; tổng số vốn đăng ký và bổ sung đạt 825 nghìn tỷ đồng.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt hơn cùng kỳ năm 2016. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tổ chức nhiều hội nghị về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thu hút được nhiều dự án, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Chỉ đạo hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, trong đó nhiều cơ quan, tổ chức, người dân đã tích cực chia sẻ, chung tay hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu, hành tím, thịt lợn...

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 5,1%, chủ yếu do lĩnh vực khai khoáng giảm 9,7%, trong đó dầu thô giảm đến 14,2%; ngành chế biến chế tạo, linh kiện điện tử tăng thấp hơn cùng kỳ . Việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các quý còn lại, quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra .

 

chinh phu quyet tam dat chi tieu tang truong gdp ca nam 6 7% hinh 3
Toàm cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV.

 

Trong đó, tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao; ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, sớm đưa vào sử dụng. Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp theo cơ chế thị trường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, trong dân và kiều bào ta ở nước ngoài cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với những ngành hàng, sản phẩm chủ lực; khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu. Có lộ trình, giải pháp cụ thể giảm tỷ lệ hàng gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung gian.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu các hàng hóa trong nước sản xuất được; áp dụng các biện pháp phòng vệ phù hợp. Đồng thời, chú trọng phát triển và quản lý tốt thị trường trong nước, nhất là thị trường bán lẻ, hệ thống siêu thị; chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm về bán hàng đa cấp.

Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ đạo quyết liệt, có kịch bản cụ thể cho tăng trưởng từng ngành, lĩnh vực.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Khắc phục những bất cập, yếu kém trong quản lý nhà nước, nhất là về quy hoạch, kế hoạch, quản lý vật tư, chất lượng hàng hóa, thị trường bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu, cả chính ngạch và biên mậu. Đồng thời, tăng cường chế biến sâu, điều chỉnh phù hợp với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị.

Theo dõi sát diễn biến giá dầu để điều tiết sản xuất kinh doanh dầu khí phù hợp; có giải pháp xử lý hiệu quả đối với khoáng sản tồn kho, trong đó có việc xem xét cho phép xuất khẩu.

Đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, dự án công nghiệp trọng điểm. Tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, nhất là trong các ngành chế biến chế tạo, điện, nước, xây dựng...

Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Rà soát, có biện pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả các phân khúc thị trường bất động sản.

Chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng từng ngành dịch vụ, phấn đấu tăng trưởng khu vực này đạt khoảng 7,2%. Ban hành và triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường kết nối, thu hút du khách, nhất là ở các thị trường trọng điểm; nghiên cứu, tiếp tục mở rộng cấp thí điểm thị thực điện tử; phấn đấu cả năm thu hút khách quốc tế tăng trên 30%.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011 - 2015. Báo cáo cho thấy bước đầu đã đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống.

Việc Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn cũng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước./.

Phi Long/VOV.VN
 


 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay43,931
  • Tháng hiện tại952,021
  • Tổng lượt truy cập92,125,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây