Học tập đạo đức HCM

Chính sách chưa tới nông dân

Thứ hai - 11/12/2017 10:14
Thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp chưa thật sự đi vào cuộc sống, cần sớm điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù nông nghiệp Thủ đô.

Theo số liệu của các cơ quan chức năng, trung bình mỗi ngày người dân TP Hà Nội tiêu thụ khoảng 3.000 tấn gạo, từ 800 đến 1.000 tấn thịt các loại, từ 2.500 đến 3.000 tấn rau, quả, 350 tấn đến 400 tấn thủy sản… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của thành phố mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về thịt, hơn 30% nhu cầu cá, 60% nhu cầu rau, số thực phẩm còn lại do các tỉnh, thành phố trên cả nước cung cấp và một phần được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhìn chung, các loại nông sản sản xuất trên địa bàn thành phố bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, như mặt hàng thủy sản, với hơn 22 nghìn cơ sở nuôi trồng, sản lượng khoảng 100 nghìn tấn/năm, kết quả phân tích các mẫu thủy sản từ năm 2011 đến nay đều không phát hiện có chất cấm. Hàm lượng kháng sinh, hóa chất nằm trong giới hạn cho phép. Ðối với rau xanh, thành phố có tổng diện tích canh tác hơn 12.000 ha với sản lượng đạt gần 600 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn đạt hơn 5.000 ha, hơn 220 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và gần 50 ha rau hữu cơ. Ngoài ra, thành phố đã xây dựng được tám cơ sở sơ chế rau an toàn, với công suất từ 3 đến 7 tấn/ngày và 64 cơ sở chế biến quy mô nhỏ của hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, mỗi cơ sở có công suất từ 200 đến 1.000 kg/ngày, cung cấp rau bảo đảm chất lượng, an toàn ra thị trường. Mỗi năm, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội lấy từ 300 đến 1.000 mẫu rau để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng chỉ phát hiện từ 1% đến 2% mẫu phân tích có dư lượng thuốc vượt ngưỡng cho phép.

ặc dù đạt nhiều kết quả, nhưng việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn nói riêng, các loại nông sản nói chung gặp không ít khó khăn. Giám đốc HTX nông nghiệp Văn Ðức (huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Minh, đơn vị chuyên sản xuất rau an toàn, với sản lượng từ 30 đến 35 nghìn tấn/năm cho biết: Thông tư số 45/2014, ngày 3-12-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm làm tăng số lần kiểm tra đối với đơn vị. Chứng nhận điều kiện sản xuất rau an toàn theo Thông tư không có tác dụng kiểm soát chất lượng sản phẩm, không quảng bá được thương hiệu mà chỉ tăng chi phí cho HTX. Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng rau không an toàn trà trộn, lấn át rau sạch, gây khó khăn cho người sản xuất.

Giám đốc HTX chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long, đơn vị đang thực hiện chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn và chế biến các sản phẩm từ thịt lợn cho biết, việc đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất khép kín có chi phí rất lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn cùng loại là điều khó tránh khỏi. Các sản phẩm của cơ sở có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng khâu tiêu thụ khó khăn, do cạnh tranh không lành mạnh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng chất cấm để trục lợi, coi thường tính mạng người tiêu dùng. Sản phẩm nông sản trôi nổi ngoài thị trường trà trộn với nông sản sạch làm người tiêu dùng rất khó phân biệt. Nếu công tác kiểm tra, kiểm soát và xử phạt đối với các cơ sở sản xuất vi phạm không chặt chẽ sẽ đẩy các cơ sở làm ăn chân chính, nhất là những đơn vị đã đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản đến chỗ phá sản. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp nông nghiệp vẫn còn không ít phức tạp.

Mới đây, tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, Chủ tịch HÐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, từ năm 2013 đến nay, HÐND thành phố đã ban hành bốn nghị quyết để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, mô hình sản xuất an toàn, phát triển bền vững. UBND thành phố ban hành nhiều kế hoạch, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất, kinh doanh và chế biến nông sản, với mong muốn tạo ra nhiều nông sản an toàn, chất lượng cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực hiện chính sách về phát triển nông nghiệp trên địa bàn, kể cả những chính sách của trung ương còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa đến được với nông dân, cần phải sớm điều chỉnh phù hợp đặc thù nông nghiệp Thủ đô. HÐND thành phố sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ vấn đề này trong thời gian tới. Chủ tịch HÐND thành phố yêu cầu các cấp, ngành của thành phố tích cực tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ cao nhất để phát triển nông nghiệp, tập trung xây dựng các chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản; liên kết vùng để cung cấp thực phẩm sạch, an toàn đến tay người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, cần có phương án giám sát để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và kiên quyết xử lý các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

MINH VÂN/ BÁO NHÂN DÂN

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại239,598
  • Tổng lượt truy cập85,146,634
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây