Học tập đạo đức HCM

Chọn tạo thành công tôm thẻ chân trắng bố mẹ

Chủ nhật - 05/03/2017 10:56
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện NCNTTS III) đóng chân tại TP Nha Trang bắt đầu đưa ra thị trường tôm thẻ chân trắng bố mẹ được đánh giá rất tốt...

* Giá thành chỉ 300.000 đồng/cặp

* 2017: cung ứng khoảng 50.000 cặp tôm bố mẹ ra thị trường 

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện NCNTTS III) đóng chân tại TP Nha Trang bắt đầu đưa ra thị trường tôm thẻ chân trắng bố mẹ được đánh giá rất tốt, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tôm nước ta khi mà trước đây nguồn tôm bố mẹ phải nhập khẩu hoàn toàn.

 

Tôm chân trắng bố mẹ được chọn tạo bằng phương pháp hiện đại nhất hiện nay


TS Nguyễn Hữu Ninh, Viện trưởng Viện NCNTTS III cho biết: Năm 2012 chúng tôi tiến hành chọn giống tôm chân trắng bố mẹ từ đề tài cấp Nhà nước đã được phê duyệt.

Đây là chương trình chọn giống có quy mô lớn tương đương với các chương trình chọn giống tôm lớn nhất trên thế giới đang triển khai, chúng tôi tận dụng nguồn vật liệu di truyền tốt nhất đang có trên thế giới gồm 8 đàn tôm bố mẹ làm vật liệu ban đầu nhập về Việt Nam phục vụ chọn giống gồm: Tôm tự nhiên Mêhicô, tôm tự nhiên Ecuador, tôm tự nhiên Côlômbia, tôm chọn giống SIS của Mỹ, tôm chọn giống OI của Mỹ, tôm chọn giống Konabay của Mỹ, tôm chọn giống CP của Thái Lan và tôm chọn giống GlobalGen của Inđônêsia.

Phương pháp chọn được Viện sử dụng thuật di truyền số lượng kết hợp với kỹ thuật di truyền phân tử (ADN) hiện đại nhất để chọn giống theo phương pháp chọn lọc gia đình kết hợp chọn lọc cá thể.

Theo đó Viện NCNTTS III đã sử dụng chỉ thị phân tử (ADN) microsatellite đánh giá đa dạng di truyền các đàn tôm nhập về để kiểm tra và nuôi cách ly đảm bảo sạch bệnh. Sau đó, đàn tôm giống nhập ngoại tiếp tục sử dụng chỉ thị phân tử (ADN) SNP kết hợp với phương pháp di truyền số lượng để chọn lọc mỗi năm được 1 thế hệ tôm bố mẹ chọn làm giống đồng thời chọn giống từ 200 gia đình/1 thế hệ.

Theo TS Ninh, để nguồn giống tôm bố mẹ sau này thích nghi với các vùng nuôi trên cả nước, Viện NCNTTS III đã nuôi đàn tôm giống, đánh giá và chọn lọc trong điều kiện môi trường nuôi khác nhau tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam, đồng thời đánh giá chọn lọc trong môi trường (độ mặn, nhiệt độ…) có biến động lớn ở Việt Nam. Đến nay đã qua 5 thế hệ chọn lọc, tôm thẻ chân trắng bố mẹ chọn giống tại Viện NCNTTS III có khối lượng tăng 28% và tỷ lệ sống cao hơn 17% so với quần đàn tôm ban đầu.

Khác với các đàn tôm bố mẹ nhập nội và các đàn tôm gia hóa khác, đàn tôm chân trắng bố mẹ chọn giống của Viện NCNTTS III đã được công nhận giống mới, phục vụ sản xuất theo Quyết định số 824/QĐ-TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản ngày 22/9/2016, đồng thời có nhiều ưu điểm, tôm được chọn giống phù hợp với điều kiện nuôi ở Việt Nam, khả năng chịu đựng tốt với dịch bệnh và biến động lớn về môi trường (biến động nhiệt độ ngày và đêm, biến động độ mặn do mưa…), tôm giống có khối lượng tăng, tỷ lệ sống cao hơn với quần đàn ban đầu và tôm bố mẹ có sức sinh sản thực tế trung bình 293.000 Nauplius/tôm mẹ, tỷ lệ sống khi ương từ Nauplius lên Post larvae đạt 50-60%.

Từ kết quả nghiên cứu, chọn tạo, đánh giá, TS Nguyễn Hữu Ninh cho biết, trong năm 2016, Viện NCNTTS III đã chuyển giao đàn tôm chân trắng bố mẹ với số lượng 2.500 cặp đến một số trại sản xuất giống phục vụ đánh giá, thử nghiệm như: Công ty Giống Thủy sản Việt Nam - Ninh Thuận, Công ty TNHH sản xuất giống Thủy sản Minh Phú - Ninh Thuận, Công ty giống Thủy sản Việt Thắng - Ninh Thuận, Công ty giống thủy sản Phước Tịnh - Phú Yên… Kết quả đàn tôm bố mẹ đã được các công ty đánh giá có sức sinh sản cao, tôm giống có khả năng chịu đựng tốt với môi trường đặc biệt là cuối năm 2016 các trận mưa lũ liên tiếp nhưng đàn tôm vẫn sinh sản tốt và có tỷ lệ sống cao.

TS Nguyễn Hữu Ninh: Nếu như năm 2016 Viện mới chỉ cung cấp ra thị trường 2.500 cặp tôm chân trắng bố mẹ thì đến năm 2017 kế hoạch của Viện sẽ cung ứng khoảng 50.000 cặp tôm bố mẹ phục vụ nhu cầu thị trường và các năm sau số lượng tôm bố mẹ sẽ còn tiếp tục tăng. Việc có nguồn tôm bố mẹ trong nước giúp chúng ta chủ động được nguồn giống, đặc biệt là giá thành mỗi cặp tôm bố mẹ chỉ khoảng 300.000 đồng, trong khi đó tôm chân trắng bố mẹ nhập ngoại hiện nay giá khoảng 50 USD/con giống.

 

MAI PHƯƠNG
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,752
  • Tổng lượt truy cập92,049,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây