Học tập đạo đức HCM

Chủ động để vụ xuân thắng lợi

Thứ bảy - 11/02/2017 23:26
Để đạt mục tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3,5% đến 4%, ngay từ đầu năm mới 2017 này, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tập trung chỉ đạo sản xuất, bà con nông dân cũng đồng loạt xuống đồng với khí thế khẩn trương và quyết tâm cao.

 

Người dân xã Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) sử dụng máy cấy để sản xuất vụ xuân. Ảnh: Bá Hoạt.

Mặc dù Hà Nội đang đón đợt không khí lạnh mới, song các địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước, làm đất, chuẩn bị mạ, giống,… và chủ động các phương án để đón vụ xuân thắng lợi.

Bảo đảm đúng khung thời vụ

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ, những cánh đồng hiện đã được phủ màu xanh của mạ và các loại cây trồng khác. Mặc dù đã đến giờ nghỉ trưa, song trên nhiều xứ đồng xã Phụng Thượng, nhiều nông dân vẫn cặm cụi cấy lúa. Bà Trần Thị Nguyệt dừng tay cấy cho biết: "Gia đình có hơn 3 sào lúa thì 2 sào đã cấy xong. Hôm nay, trời rét đột xuất nên chúng tôi tranh thủ nhiệt độ ấm lên ở buổi trưa để cấy lúa cho đúng khung thời vụ. Thời tiết đầu vụ thuận lợi cho mạ phát triển nên nông dân rất phấn khởi". Ngay ruộng kế bên, bà Khuất Thị Thuận cũng cho biết: Vốn có truyền thống cấy sớm nên đến nay gia đình đã hoàn thành xong việc gieo cấy hơn 1 mẫu lúa xuân và hy vọng thu được vụ lúa năng suất cao vì gieo cấy đúng khung thời vụ. 

Do tích cực chỉ đạo và khuyến cáo nông dân làm đất, gieo mạ và tổ chức cấy lúa nên tính tới ngày 10-2, toàn huyện Phúc Thọ đã gieo cấy hơn 40% diện tích lúa xuân và trồng cây màu vụ xuân đạt gần 80%. Các xã đang tiếp tục chỉ đạo nông dân đồng loạt ra đồng cấy nốt diện tích còn lại để hoàn thành đúng khung thời vụ. Đặc biệt, năm nay diện tích lúa chất lượng cao của huyện được mở rộng ở nhiều xã với hơn 1.000ha. 

Rời Phúc Thọ, ngược về huyện Đan Phượng, không khí sản xuất ở đây cũng khá sôi động. Nhiều xã như Thọ An, Liên Hồng,… nông dân xuống đồng cấy lúa xuân vào những ngày nắng ấm trước đó. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thạc Hùng cho biết: Vụ xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy gần 1.289ha lúa, trồng 413ha ngô, 126ha đậu tương, 435ha hoa và 252ha rau các loại… Dù diện tích cấy lúa không lớn, song huyện chỉ đạo các xã tập trung hoàn thành việc làm đất, lấy nước từ sớm. Dự kiến sẽ hoàn thành cấy lúa xuân trong ngày 25-2 theo đúng khung thời vụ. 

Đặc biệt, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí triển khai mô hình 2ha lúa hữu cơ tại xã Phương Đình; thí điểm sản xuất rau an toàn để cung cấp cho hai trường mầm non xã Phương Đình và xã Thọ Xuân, đồng thời hỗ trợ nông dân 100% thuốc diệt chuột để vụ xuân hoàn thành thắng lợi. 

Chủ động né thời tiết
 

 

Nông dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất phấn khởi xuống đồng cấy lúa xuân. Ảnh: Bá Hoạt.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến hết ngày 10-2, toàn thành phố gieo cấy được 25% diện tích lúa xuân. Đặc biệt, một số xã tại các vùng trũng, thường có lũ tiểu mãn đổ về như Khánh Thượng, Vật Lại (Ba Vì), Bình Yên (Thạch Thất)... đã chủ động gieo cấy và hoàn thành xong việc cấy trà lúa xuân sớm để có thể gặt trước khi lũ tiểu mãn về. 

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm, toàn huyện có 560ha lúa cấy tại các xã ngoài đê. Năm 2016, lũ tiểu mãn đổ về đã khiến hàng trăm héc ta lúa ngoài đê bị ngập trắng, nông dân thiệt hại nhiều. Năm nay, chủ động né thời tiết, UBND huyện chỉ đạo các xã ngoài đê gieo cấy trà xuân sớm và đã hoàn thành 100% diện tích. "Hiện lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Với những vùng trũng không thể khắc phục huyện chỉ đạo nông dân chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác” - ông Thắm cho biết.

Theo đúng lịch, đợt xả nước sản xuất vụ xuân đợt 3 sẽ kết thúc vào ngày 13-2. Tranh thủ 3 đợt đổ ải, các địa phương đã tập trung làm đất, lấy nước, tích nước để phục vụ gieo cấy và tưới dưỡng. Đến nay cơ bản diện tích gieo cấy đã đủ nước. Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết: Để sản xuất đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu năm, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tập trung kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt cơ cấu giống, thực hiện đúng nông lịch, nhất là vụ xuân này phải thực hiện nghiêm lịch thời vụ để tránh thiên tai. 

"Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là thời tiết. Do vậy, cùng với sự quyết tâm chỉ đạo sản xuất của ngành và sự nỗ lực của bà con nông dân, việc tránh thiên tai một cách linh hoạt trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi" - ông Chu Phú Mỹ nhận định. 

Ngoài tập trung gieo cấy lúa xuân, các địa phương còn tập trung gieo trồng rau màu, phục vụ nhu cầu thị trường. Nhiều huyện đã mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt như: Các loại đậu nhập khẩu, cà rốt, bí, các loại rau ăn lá... 

Để chủ động ứng phó với thời tiết, hiện Sở NN&PTNT đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra sản xuất tại tất cả các quận, huyện để có biện pháp khuyến cáo nông dân kịp thời. Ngoài ra, Sở theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết để có những thông tin sớm, nhanh về sự biến đổi khí hậu, giúp nông dân chủ động trong việc lựa chọn giống, phòng trừ sâu bệnh và nguồn nước tưới tiêu. 
 
"Ngoài những cây trồng phổ biến, bà con nên thử nghiệm trồng một số rau quả mới như: Ớt ngọt, ngô ngọt... để phục vụ nhu cầu thị trường. Thời vụ gieo trồng những loại cây này là trong tháng 2 (đối với diện tích bị hạn có thể gieo trồng đến ngày 15-3-2017 bằng các loại cây ngắn ngày như: Ngô nếp, bí đỏ...). 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ
 
 
 
Theo Đỗ Minh/ Hà Nội mới
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,428
  • Tổng lượt truy cập93,230,092
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây