Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

Thứ năm - 02/04/2015 23:55
Trà Vinh có tỉ lệ người dân tộc Khmer cao nhất nước (31,6%), tại vùng dự án chiếm đến hơn 70%, trong đó có 30%-36% hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo.

Nhiều vùng đất ở ĐBSCL canh tác cây lúa không hiệu quả, đời sống nông dân bấp bênh. Để giải quyết tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các địa phương chuyển đổi cây trồng tại những vùng đất không phù hợp cho cây lúa phát triển. Cây trồng thay thế cho cây lúa được cơ quan chức năng chọn là cây bắp. Theo đó, có cả chương trình phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo do các tổ chức thế giới hỗ trợ.

Quỹ vì người nghèo

Một trong những nguồn hỗ trợ là Quỹ Thách thức doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VBCF) do Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ. DFID quản lý những hỗ trợ phát triển của chính phủ Anh cho các quốc gia đang phát triển với mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. VBCF được thiết kế nhằm hỗ trợ các DN tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh sáng tạo cùng người thu nhập thấp và có thể mang lợi ích kinh tế cho DN cũng như tác động tích cực cho xã hội thông qua mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp.

Mô hình trồng bắp giống - lúa mang lại thu nhập cao cho nông dân
Mô hình trồng bắp giống - lúa mang lại thu nhập cao cho nông dân

Các mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp tạo lợi nhuận cho DN bằng cách đưa người có thu nhập thấp tham gia hoạt động kinh doanh chủ yếu của DN với tư cách người lao động, người sản xuất, người phân phối hoặc người tiêu dùng. Lợi nhuận được cải thiện nhờ tăng hiệu quả kinh doanh hoặc tạo ra thị trường mới. Trong khi đó, người có thu nhập thấp được hưởng lợi nhờ cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống. Với phương thức này, kinh doanh cùng người thu nhập thấp là mô hình kinh doanh các bên cùng có lợi.

Nhằm mục đích định hướng phát triển sản xuất hạt giống bắp lai ở Trà Vinh, VBCF đã thỏa thuận tài trợ cho Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC) triển khai dự án kinh doanh cùng người thu nhập thấp. Theo đó, chuyển đổi cơ cấu bắp giống - lúa giúp nông dân Khmer tỉnh Trà Vinh thoát nghèo với tổng kinh phí toàn dự án là 37,573 tỉ đồng, trong đó VBCF tài trợ 7,832 tỉ đồng.

Thu nhập tăng 2,9 lần

Dự án bảo đảm vùng nguyên liệu hạt giống bắp F1 ổn định có quy mô 1.100 ha được kiểm soát chất lượng, cung cấp thêm ra thị trường 2.750 tấn hạt bắp giống F1 có chất lượng tốt, giá rẻ hơn 50% so hàng nhập khẩu; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác tới nông dân; nâng cao thu nhập tăng 2,9 lần cho 2.200 hộ nông dân trong vụ đông xuân, trong đó có hơn 1.500 hộ Khmer (từ 6,69 triệu đồng lên đến 19,575 triệu đồng/ha/vụ); chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và tập quán canh tác từ lúa - lúa sang canh tác bắp giống - lúa theo chiến lược quốc gia tại vùng ĐBSCL.

Các hộ nông dân hợp tác với SSC sẽ được bao tiêu sản phẩm, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập. Người lao động quanh vùng nguyên liệu và nhà máy sẽ có thêm việc làm. Nếu mô hình 2 vụ lúa, thu nhập 52 triệu đồng và lợi nhuận 13,38 triệu đồng/ha/năm thì mô hình bắp giống - lúa, thu nhập 67 triệu đồng và lợi nhuận 26,265 triệu đồng/ha/năm.

Dự án còn đưa vào hoạt động nhà máy chế biến hạt giống cây trồng Trà Vinh, nhà máy sấy, kho và xưởng chế biến hạt giống, lắp đặt hệ thống thiết bị chế biến, xử lý hạt giống hiện đại với tổng giá trị đầu tư cho nhà máy là 11,6 tỉ đồng. Nhà máy sấy vệ tinh tại huyện Cầu Ngang đã được xây lắp hoàn chỉnh, có công suất sấy 40 tấn bắp trái/mẻ hoặc 10 tấn lúa/mẻ là mô hình hợp tác, chuyển giao hoàn toàn mới do SSC và VBCF đầu tư, bảo dưỡng, HTX quản lý, vận hành. Sau 3 năm chuyển giao, toàn bộ máy sấy sẽ thuộc về HTX.

Vụ đông xuân 2014-2015, SSC triển khai 600 ha sản xuất hạt giống bắp lai và mở rộng thêm 58,5 ha hạt giống đậu xanh; 34,7 ha hạt giống lúa thuần; 1,7 ha hạt giống rau (đậu đũa, đậu bắp) trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh.

Theo nongthonviet.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,405
  • Tổng lượt truy cập85,138,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây