Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ ở Tây Ninh: Sốt rần rần với mô hình cá-rau nuôi lẫn nhau

Chủ nhật - 07/10/2018 04:15
Sau 4 tháng triển khai hợp tác, mô hình nông nghiệp công nghệ cao Aquaponics của Đại học quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã được chuyển giao cho tỉnh Tây Ninh và có những thành quả đầu tiên. Đây là mô hình khép kín, tuần hoàn tận dụng lợi ích của rau và cá trên cơ chế cộng sinh-cá nuôi rau, rau nuôi cá...

Mô hình Aquaponics là một trong những mô hình được Trường đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM chuyển giao kỹ thuật cho Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh. Bắt đầu từ tháng 4/2018 dự án “Aquaponỉcs Tây Ninh Farm" đã triển khai và hoàn thiện với hệ thống nhà màng, hệ thống hồ cá, bể lọc, hệ thống trồng rau thủy canh.

 chuyen la o tay ninh: sot ran ran voi mo hinh ca-rau nuoi lan nhau hinh anh 1

Nông nghiệp công nghệ cao Aquaponics: Cá nuôi rau, rau nuôi cá ở Tây Ninh Farm.

Aquaponics Tây Ninh Farm được xây dựng tại ấp Giồng Tre, xã Bình Minh, TP Tây Ninh. Aquaponics là sự kết hợp giữa Aquaculture còn gọi là nuôi trồng thủy sản và Hyd-roponics nuôi trồng thủy canh. Theo mô hình này, cá và rau sẽ được nuôi trồng trong cùng một hệ tuần hoàn. Cá ăn thức ăn và tạo ra chất thải trong nước. Nước có chứa chất thải từ bể thủy sản được đưa vào hệ thống lọc cơ học và vi sinh. Nhờ sự tham gia của vi khuẩn có lợi sẽ biến đổi nước thải từ bể thủy sản thành chất dinh dưỡng hữu cơ phù hợp cho cây trồng phát triển.

Sau đó, nước được dẫn vào các bể trồng rau, cây rau hấp thụ dưỡng chất trong nước, sau đó lọc sạch nước và cung cấp ngược trở lại cho bể cá. Đây là mô hình khép kín, tuần hoàn tận dụng lợi ích của rau và cá trên cơ chế cộng sinh.

Aquaponics là phương pháp tạo ra nguồn thực phẩm tự nhiên, thân thiện với môi trường và khai thác các thuộc tính tốt nhất của nuôi trồng thủy sản tuần hoàn nước và trồng rau thủy cạnh. Mô hình có thể áp dụng thành trang trại hoặc trong những gia đình ở thành phố, khu vực có diện tích đất hạn chế.

Aquaponics là mô hình vừa tiết kiệm chỉ phí phân bón và nguồn nhân lực, vừa tạo ra rau an toàn và đạt năng suất cạo. Trung bình 1 ha trồng được 7.000 – 8.000 cây rau, mỗi cây nặng khoảng 200 – 300 g, các bể cá được bố trí nuôi tùy theo mô hình. Trung bình một bể cả 3 tháng cho thu hoạch từ 500 - 1000kg. Các hạt giống cây trồng đều được nhập từ nước ngoài không biến đổi gien, cá giống đều được kiểm định nguồn gốc rõ ràng.

Rau Aqua là rau sạch bởi vì trồng trong môi trường nước tuần hoàn, không hóa chất và phân bón. Rau có thể để được 15 - 20 ngày sau thu hoạch.

 chuyen la o tay ninh: sot ran ran voi mo hinh ca-rau nuoi lan nhau hinh anh 2

Rau cung cấp cho nhà trẻ. Ảnh: Tây Ninh Farm

Nông trại thí điểm này đã cho thu hoạch một đợt và đang trong quá trình cho thu hoạch đợt thứ hai. Đợt đầu tiên chủ yếu là chào hàng và tặng đối tác, đợt hai sức tiêu thụ lớn hơn, đơn hàng nhiều nhưng không đủ sản phẩm đáp ứng nên chưa thể ký kết với các của hàng và siêu thị.

Hiện nay tỉnh Tây Ninh có chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mô hình này khi chuyển giao cho tỉnh đã được điều chỉnh để phù hợp thưc tế thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện sẵn có của tỉnh. Mô hình này không khó nhưng phải có một kiến thức nhất định. Đối với người có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS vẫn có thể làm được. Tỉnh Tây Ninh kỳ vọng mô hình này sẽ đưa KHCN về Tây Ninh để nhiều người cùng làm và cùng sử dụng sản phẩm sạch.

Sau hai đợt thu hoạch thành công, Phòng kinh tế Tây Ninh phối hợp với Trung tâm thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở KHCN Tây Ninh) đã khai giảng lớp chuyển giao mô hình trồng rau kết hợp nuôi cá sạch cho 30 nông dân ở các phường, xã.

Trong 15 ngày tập huấn, nông dân được hướng dẫn về quy trình thưc hiện mô hình Aquaponics; cấu trúc và vai trò của từng thành phần trong hệ thống Aquaponics về thùng nuôi cá, máy bơm, hệ thống ống dẫn nước, khay trồng rau, vị trí đặt hệ thống Aquaponics; lựa chọn đối tượng nuôi trồng; các bước lắp ráp và vận hành hệ thống. Song song đó, các nông dân cũng thực hành xây dựng mô hình Aquaponics, nhằm đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất

Tác giả bài viết: Như Hoa

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay37,749
  • Tháng hiện tại945,839
  • Tổng lượt truy cập92,119,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây