Học tập đạo đức HCM

Chuyện ở quê

Thứ hai - 10/02/2014 21:33
Ngày Xuân nhàn rỗi bên ấm chè mạn, bàn chuyện buôn bán ai cũng nói đến lấy đâu ra vốn, đến nghề thì nghề gì ra tiền bây giờ nhỉ. Cái vốn cần nhất là hiểu thị trường, hiểu đường đi của hàng hóa, hiểu về nghề - đều đứng sau tiền. Đúng là xây nhà từ nóc.
Chuyện lan man đến chuyện hiện đại hóa nông thôn. Nhiều người nói: Ừ thì Chính phủ có kế hoạch, mình theo thế là xong. Đơn giản làm sao! Chuyện hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chính là việc của người làm nông, nhưng người làm nông lại nghĩ đó là việc của Chính phủ, có gì đã có Chính phủ lo!

Nhân ngồi trò chuyện, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ca ngợi cánh đồng ngàn hécta ở Thái Bình đang hình thành, ruộng đất sẽ không còn manh mún, sẽ hiện đại hóa nông nghiệp bằng cơ giới. Làm ăn lớn là phải thế… Tôi bỗng rùng mình. Không biết sự chuẩn bị từ bên dưới thế nào. 

Bên dưới đây là cái nội lực của nông thôn đòi hỏi bung ra chứ không phải cái chủ trương nhà nước áp xuống. Chủ trương chỉ như bà đỡ, vốn bỏ ra cũng chỉ là một phương tiện. Tôi nghĩ rằng đẻ con không khó mà nuôi cho nó trưởng thành mới là cả một kỳ công. Vậy cánh đồng mẫu lớn đi đến đâu khi người ta chỉ mới quen đến những thửa ruộng nhỏ, mà chưa có gì chứng minh khả năng bước qua bờ.

Vẫn biết phải đi lên, nhưng dồn thửa khi là việc tích tụ ruộng đất của những cá thể có vốn lớn, biết làm ăn khác với việc hò nhau san bờ theo chủ trương và tương lai của nó chỉ trong dự đoán mà chưa từng có cơ sở chứng minh khả thi ngoài nghị quyết của trung ương ban ra.

Tôi muốn có một so sánh tuy khập khiễng nhưng cũng liên đới, đó là sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta sáp nhập các tỉnh như Cao Lạng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn… Chỉ chưa chục năm sau đã sửa lại như cũ vì không quản nổi. Hành chính còn thế, ruộng đất thì phức tạp hơn nhiều.

Gốc gác tôi vốn là một nông dân, hiểu ra rằng, mảnh ruộng nhỏ với suy nghĩ nhỏ còn gắn bó nhiều năm nữa trước khi có cánh đồng mẫu lớn. Ta phải có chuẩn bị cho nông thôn. Nông thôn đã có gì đâu. Cơ sở vật chất khó, chưa có gì, nhưng tìm kiếm con người quản nổi cái chủ trương này còn khó hơn nghìn lần. Không dễ như nói chuyện trên sa bàn.

Tết này về quê, nhìn đồng đất, nhìn con người mới thấy rằng làm bất cứ cuộc cách mạng lớn nào về ruộng đất bây giờ cũng đừng có chủ quan, vì con người đâu đã được trang bị gì cho cánh đồng mẫu lớn.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay28,166
  • Tháng hiện tại221,259
  • Tổng lượt truy cập92,598,923
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây