Học tập đạo đức HCM

Cơ giới hóa sản xuất lúa lai F1

Thứ tư - 10/10/2018 09:29
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, Cty TNHH Cường Tân vừa tổ chức hội nghị tham quan đầu bờ, đánh giá dự án SX lúa lai F1.

Dù gặp nhiều điều kiện bất lợi về thiên tai, dịch bệnh… dự án SX lúa lai F1 tại Nam Định vẫn đạt được những kết quả tích cực.

15-43-56_1
Tham quan cánh đồng SX hạt lúa lai F1 tại Nam Định

Ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty TNHH Cường Tân cho biết, năm 2018, đơn vị tổ chức SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích trên 350ha/vụ, kết hợp tham gia dự án “Phát triển SX hạt giống lúa lai F1 kết hợp hình thức tổ chức SX mới” của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Trong đó, vụ xuân SX 2 tổ hợp lai 3 dòng CT16 và Nhị ưu 838 với diện tích 120ha. Vụ mùa, đơn vị này tiến hành SX các tổ hợp lai 2, 3 dòng như CT16, TH3-3, TH3-7, LC270… với tổng diện tích 200ha.

Theo ông Sáu, qua 2 vụ, Cty Cường Tân đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật các tổ hợp lai mới MV1, MV2, TH6-6, Lai thơm, HYT123 và HYT100. Đánh giá chung, đây là những tổ hợp lai có năng suất, chất lượng, thích ứng rộng, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh.

Cây lúa nói chung và SX lúa lai F1 năm 2018 trải qua một năm đầy khó khăn với thiên tai và dịch bệnh. Đặc biệt trong vụ mùa, thời tiết nắng nóng, mưa bão kéo theo là sâu bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới cây lúa. Các đối tượng sâu bệnh như sâu cuốn lá, bọ trĩ, dòi đục nõn, đốm sọc vi khuẩn… cũng phát sinh với mật độ cao, diễn biến phức tạp không theo lứa.

Đại diện Cty Cường Tân cũng cho biết, năm 2018, việc thuê công lao động ngày càng khó khăn. Doanh nghiệp này đã hỗ trợ người dân đầu tư mua máy cấy, đạt 100% các hộ cấy máy. Tuy nhiên, do đặc thù SX hạt lai F1 nên chỉ cấy được dòng mẹ.

15-43-56_2
Dù gặp nhiều bất lợi về thiên tai, dịch bệnh, việc SX hạt lúa lai F1 vẫn đạt kết quả khả quan

Với phương thức tích tụ ruộng đất là thuê gom, doanh nghiệp này đã phối hợp với chính quyền địa phương, sau đó giao lại cho người dân SX lúa giống tập trung. Vùng SX cũng được quy hoạch lại các ô thửa, hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng. Công tác tập huấn kỹ thuật được tổ chức thực hiện sớm, chia làm 2 đợt bám theo tiến độ SX. Riêng tại tỉnh Nam Định, Cty Cường Tân đã thuê gom tập trung được 432 ha đất hai lúa, được quy hoạch thành những cánh đồng lớn.

Đối với mô hình SX thuộc dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các hộ tham gia đều được hỗ trợ 100% giống lúa bố mẹ và 30% vật tư hóa chất thiết yếu. Năng suất dự kiến của các mô hình SX từ 2,8 – 3,2 tấn/ha. Về đầu ra, doanh nghiệp sẽ đứng ra thu mua 100% trực tiếp từ các hộ nông dân. Về giá cả thì căn cứ theo giá quy đổi từ đầu vụ thông qua hợp đồng đã ký. Theo tính toán, sau khi trừ mọi chi phí, các hộ dân thu lãi khoảng 40 triệu đồng/ha.

Anh Đỗ Văn Tuấn, nông dân xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh (Nam Định) cho biết, anh cũng như nhiều hộ khác ngay từ đầu vụ đã được phía dự án hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật tận tình nên cuối vụ lúa vẫn đạt năng suất cao. Điều vui hơn nữa là sau khi thu hoạch, sản phẩm được bao tiêu 100% với giá cả ổn định. Anh Tuấn bảo, nhờ dự án, người dân nâng cao được thu nhập, từ đó cũng thấy gắn bó, yêu đồng ruộng nhiều hơn.

Ông Mai Văn Đức, GĐ Cty CP Giống cây trồng Nam Định đánh giá, kết quả thực tiễn cho thấy dự án đạt kết quả rất tốt, năng suất trên dưới 3 tấn/ha. Với 2 tổ hợp lai là TH3-3 và TH3-7 qua kiểm tra thì dòng bố rất khỏe, cao cây, như thế đã cầm chắc 50% thắng lợi mùa vụ. Việc Cty Cường Tân mạnh dạn ứng tiền, đầu tư mua máy móc, cơ giới hóa đồng ruộng cùng người dân SX là việc đáng ghi nhận, cần phát huy, lan tỏa ra nhiều địa phương.

15-43-56_3
Cánh đồng dự án lúa lai F1 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Có cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cho rằng, việc doanh nghiệp tích cực cải tiến khoa học công nghệ trong SX là điều đáng mừng. Các hộ dân SX hoàn toàn bằng máy móc đã giảm được sức lao động, dần hạn chế việc dùng thuốc BVTV, sử dụng thay thế bằng các loại phân NPK tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường.

Tại hội nghị, TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị Cty Cường Tân cần phải đánh giá kỹ lưỡng hơn dự án kể trên sau vụ mùa 2018. Từ đó tìm ra các nguyên nhân, giải pháp, đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn trong các vụ tiếp theo.
KẾ TOẠI/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,246
  • Tổng lượt truy cập92,579,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây