Học tập đạo đức HCM

Còn nhiều điểm nghẽn thể chế trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo

Thứ sáu - 17/03/2017 11:40
Phải chuyển đổi từ tư duy trọng cung sang trọng chất thì chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến thương mại, mới thực sự cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh.

 

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tiếp sau Hội nghị phát triển ngành hàng lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại An Giang do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo, ngày 17/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo “Rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo”.

Hội thảo tiếp tục tập trung xác định những rào cản và điểm nghẽn thể chế đối với tăng trưởng năng suất của ngành hàng lúa gạo cũng như đề xuất các khuyến nghị cải cách nhằm nâng cao chuỗi giá trị và thu nhập của người trồng lúa.

Theo đó, trong những năm gần đây, sản xuất lúa gạo nhìn chung vẫn ở quy mô nhỏ, manh mún trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước đang có xu hướng giảm dần. Người tiêu dùng đã chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn các loại gạo ngon, chất lượng cao của Thái Lan và Campuchia.

Về thể chế, mặc dù Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ quy định duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa, tương đương 7,6 triệu ha đất canh tác (mỗi năm trồng 2 vụ). Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định này trong thời gian qua được coi là “nửa vời” bởi rất ít địa phương cấp xã thực hiện và thậm chí từ chối chuyển đổi cây trồng, kéo theo cơ cấu cây trồng chậm thay đổi, hạn chế tăng năng suất nông nghiệp.

Cùng với đó, chính sách hạn điền vẫn còn nhiều bất cập, cấm nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định cũng như không bồi thường về đất đối với diện tích đất ngoài hạn mức đã và đang là một trong những “điểm nghẽn”, kìm hãm tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa gạo theo quy mô lớn.

“Quyền tài sản về đất nông nghiệp bị hạn chế, thời hạn sử dụng không được xác định như đất ở nên nhiều nông dân không thể ‘vốn hóa’ đất của mình dù không có tranh chấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp có thể bị thu hồi với giá trị thấp hơn giá thị trường đã kéo theo thị trường cung cầu đất trồng lúa bị hạn chế, không khuyến khích nông dân đầu tư lớn được”, ông Đặng Quang Vinh, đại diện CIEM, nêu quan điểm.

Về giống lúa, theo nhận định của CIEM, hiện không có rào cản thể chế về sử dụng giống lúa. Thị trường có rất nhiều giống đã dẫn đến vấn đề giống giả, kém chất lượng còn “đất sống”, gây thiệt hại đáng kể cho người trồng lúa.

Không những vậy, xuất khẩu gạo hiện là một sân chơi có rào cản gia nhập cao với nhiều quy định làm khó DN. Cùng với đó, việc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nắm giữ vị thế độc quyền trong xuất khẩu gạo đã tạo ra rào cản cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN xuất khẩu gạo.

“Thông tư 44/2010/TT-BCT quy định nộp bản sao hợp đồng trong đó có giá gạo xuất khẩu và báo cáo lượng thóc, lượng gạo có sẵn của DN. Còn VFA có quyền yêu cầu Sở Công Thương tỉnh xác minh lượng thóc, gạo đã báo cáo trong khi thương nhân xuất khẩu gạo còn phải báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng để VFA nắm bắt và sẽ không được xuất khẩu thấp hơn giá sàn. Đây là một trong những biểu hiện của rào cản thể chế, hạn chế đầu tư, sáng tạo và sản xuất quy mô nhỏ nhưng có giá trị của các DN khác”, ông Vinh nêu dẫn chứng.

Trong bối cảnh cầu lúa gạo đang giảm trong khi nguồn cung tăng, nhiều quốc gia phấn đấu tự túc và tham gia thị trường xuất khẩu như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia… sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu đối với ngành sản xuất lúa gạo trong nay mai.

Chính vì vậy, CIEM khuyến nghị, sản xuất lúa gạo trong thời gian tới phải tôn trọng quy luật thị trường, đặc biệt là trong phân bổ nguồn lực đất đai, lao động. Ngoài ra, phải nhận thức rõ hơn vai trò về quyền tài sản đất đai trong hoạt động kinh tế, trong đó có thị trường lúa gạo. Đây là nền tảng cho tín dụng, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, cho phát triển thị trường đất nông nghiệp, tích tụ đất đai và sản xuất quy mô lớn, chất lượng, năng suất cao.

“Phải chuyển đổi từ tư duy trọng cung sang tư duy trọng chất, coi trọng năng suất lao động và thu nhập của người trồng lúa. An ninh lương thực không chỉ là sản lượng mà còn phải là dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng. Quan trọng hơn là chất lượng gạo, giá trị và thu nhập. Có như vậy, chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến thương mại mới thực sự cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm315
  • Hôm nay36,413
  • Tháng hiện tại162,975
  • Tổng lượt truy cập85,070,011
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây