Giới trẻ lao vào tiền ảo
Giữa tuần này, đồng Bitcoin (BTC) đã chạm giá 5.400 USD/BTC. Tuy giảm so với đỉnh được thiết lập ở mức 5.800 USD/BTC trước đó, nhưng Bitcoin đã tăng giá gần 6 lần so với hồi đầu năm và trở thành đồng tiền có mức tăng kỷ lục trong các kênh đầu tư tài chính.
Hiện giá trị vốn hóa của thị trường tiền ảo thế giới đã đạt tới 164 tỷ USD (Bitcoin chiếm hơn 50%), tăng gần 10 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng.
. |
Sự tăng giá quá sốc của Bitcoin khiến nhiều chuyên gia tài chính cảnh báo, bong bóng của đồng tiền này sắp vỡ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đà tăng giá của đồng tiền này chưa dừng lại.
Tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang bị cuốn vào tiền ảo, rất nhiều người đổ xô nghiên cứu công nghệ blockchain và cách thức “cày” tiền ảo. Nhập khẩu máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin… liên tục tăng mạnh.
Ngoài Bitcoin, những đồng tiền ảo khác được chào bán rộng rãi ở Việt Nam là Onecoin, Ilcoin, Gemcoin. Tuy nhiên, cách thức vận hành của các đồng tiền ảo này có khác biệt với Bitcoin, thậm chí mang nhiều màu sắc đa cấp và nguy cơ rủi ro cho các nhà đầu tư.
Cho đến nay, quan điểm của các Chính phủ trên thế giới với đồng tiền ảo vẫn rất khác nhau. Nếu đồng Bitcoin được nhiều quốc gia và tập đoàn lớn trên thế giới công nhận, thì một số quốc gia như Trung Quốc, Nga cũng đã ban hành lệnh thắt chặt giao dịch tiền ảo, cấm huy động vốn thông qua phát hành tiền điện tử.
Fintech mê đắm tiền ảo
Không chỉ giới đầu tư, xu thế tiền điện tử dự đoán tăng nhanh cùng công nghệ block chain khiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) cũng đã bắt đầu nghiên cứu và sáng tạo những sản phẩm liên quan đến lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Tổng giám đốc AgileTech cho biết, Công ty đang chuẩn bị tấn công sang lĩnh vực Crypto Currency dựa trên nền tảng blockchai, mang tới sự giao dịch an toàn cho người sử dụng tiền ảo.
Một start-up khác là Kyber Network cũng nhắm tới thị trường tiền ảo. Cụ thể, Kyber Network tạo ra một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung có tính thanh khoản cao, có thể đảm bảo những giao dịch tức thì với tỷ giá ổn định. Trong tương lai, Kyber Network hướng đến thực thi các giao dịch tài chính phức tạp hơn trên nền tảng của mình chứ không chỉ đơn thuần thực hiện mua bán tiền điện tử. Ngoài ra, Kyber Network cũng đã phát hành đồng tiền điện tử của riêng mình mang tên KNC.
Được biết, với ý tưởng táo bạo và hợp xu thế của nền kinh tế số này, Kyber Network đã ngay lập tức gọi vốn thành công 52 triệu USD chỉ trong vòng hơn 24 giờ.
Hiện các fintech (financial technology)Việt đang tập trung vào lĩnh vực thanh toán, nhưng khu vực này cũng đang có dấu hiệu bão hòa. Có lẽ, tiền ảo sẽ là lĩnh vực tiếp theo mà các fintech nhắm tới.
NHNN quan tâm Blockchain
Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn khẳng định không thừa nhận tiền ảo. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN cho hay, đơn vị này đang tập trung nghiên cứu về blockchain.
Theo định nghĩa, blockchain không phải là tiền ảo mà là công nghệ chuỗi khối. Tiền ảo chỉ là một trong những sản phẩm của công nghệ này. Thực tế, công nghệ blockchain có thể đem lại rất nhiều ứng dụng tiện ích trong nhiều ngành như logicstic, bán lẻ, công nghiệp…
Riêng với ngân hàng, công nghệ blockchain có thể thay đổi toàn bộ cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống, đặc biệt là hoạt động chuyển tiền, cho vay, huy động, công nghệ định danh khách hàng…
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN cho biết, áp dụng công nghệ blockchain đang là xu hướng của các ngân hàng, các fintech trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chưa có tổ chức tín dụng nào công bố áp dụng công nghệ này, song một số ngân hàng đã và đang bắt đầu nghiên cứu, hứa hẹn khả năng áp dụng công nghệ này trong tương lai gần ở Việt Nam.
Rõ ràng, dù muốn hay không, nền kinh tế số toàn cầu đang lan tỏa đến Việt Nam, công nghệ blockchain đã được thừa nhận, nhiều loại tiền điện tử cũng không còn là tiền ảo.
Có lẽ, lộ trình nghiên cứu và đưa ra hành lang pháp lý cho các loại tiền ảo, tài sản ảo cần được NHNN đẩy nhanh hơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;