Học tập đạo đức HCM

Công nghệ giúp giải quyết điệp khúc buồn “được mùa – mất giá”

Thứ ba - 14/07/2015 04:56
Công nghệ bảo quản không đóng đá Point Warp của Nhật Bản (vừa được doanh nghiệp (DN) Việt Nam thí điểm ứng dụng bảo quản quả vải thiều) đang được nhiều DN quan tâm, bởi những lợi ích lớn mà nó mang lại có thể giúp nông dân và DN thoát cảnh “được mùa mất giá” bấy lâu nay.

Một trong những doanh nhân đang đặc biệt quan tâm đến công nghệ này là ông Trương Cao Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Thực phẩm sạch 3F (gọi tắt là Công ty 3F, trụ sở ở xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội).

Khách hàng cần “tươi ngon, tươi ngon hơn”

 

Cong nghe giup giai quyet diep khuc buon “duoc mua – mat gia”
Công nhân đang đóng gói trứng gà sạch 3F trong xưởng của Công ty. Ảnh: Đăng Quang
 
Ông Trương Cao Sơn chia sẻ: Việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ổn định và bền vững trong sản xuất. Đây cũng là con đường mà Công ty 3F lựa chọn và đang thực hiện rất hiệu quả. 3F là chữ viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Family fresh food (thực phẩm tươi ngon cho gia đình). Sản phẩm của Công ty 3F hiện có: Trứng gà, gà thịt và thịt lợn rừng. Tất cả đều được sản xuất theo quy trình khép kín từ con giống, thức ăn, chăm sóc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Ông Trương Cao Sơn cho biết thêm, các sản phẩm này đang được tiêu thụ trên các kênh chính là: Siêu thị, cửa hàng kinh doanh của công ty, nhà hàng, bếp ăn cao cấp (trường học, bếp ăn cán bộ cao cấp) và một phần nhỏ thông qua sàn giao dịch nông sản, thực phẩm.

Hiện, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có mặt tại 106 siêu thị, 265 cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... Sản phẩm được sản xuất trên hệ thống khép kín từ chăn nuôi trang trại, sơ chế, chế biến đến bàn ăn, và được vinh danh bằng nhiều giải thưởng có giá trị trong ngành thực phẩm. Một số sản phẩm từ gà của 3F đã được xuất khẩu.

Đầu tư cho công nghệ bảo quản là đúng hướng

 

 
Ông Trương Cao Sơn
 Trong  thời gian tới, tôi mong Báo NTNN hỗ trợ kết nối với Công ty Ocewa để đưa công nghệ hiện đại Point Warp áp dụng trong bảo quản sản phẩm phát triển thương hiệu 3F.   
“Muốn đứng vững trên thương trường, phải có hệ thống chăn nuôi khép kín từ nguồn con giống đến chế biến thức ăn, chế biến thực phẩm. Điều quan trọng nhất là đảm bảo sạch và an toàn” - ông Sơn quan niệm. 

Dựa vào nhu cầu thực tế của người tiêu dùng cũng như xu hướng phát triển, Công ty 3F đang rất cần áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào trong khâu bảo quản nông sản. “Công nghệ bảo quản không đóng đá Point Warp có ưu điểm nổi bật là giữ cho các loại trái cây, hoa quả, thực phẩm luôn tươi nguyên như vừa mới thu hoạch trong thời gian từ vài tháng đến vài năm, sản phẩm thân thiện với môi trường... Công nghệ này không sử dụng chất bảo quản, tiết kiệm điện năng, giá cả phù hợp. Việc đầu tư đưa công nghệ vào bảo quản sản phẩm cho đơn vị là việc làm đúng hướng, hợp với xu thế phát triển hiện nay” – ông Trương Cao Sơn nhấn mạnh.

Việc sở hữu hoặc hợp tác để ứng dụng thành công công nghệ bảo quản không đóng đá Point Warp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều DN, bởi nó góp phẩn nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo quản lâu hơn, giúp cho nông dân và DN Việt Nam giải quyết điệp khúc buồn “được mùa – mất giá” nhiều năm qua, giúp nông sản có cơ hội mở rộng thị trường trong nước và gia tăng khả năng xuất khẩu nông sản ngon và sạch ra các nước trên thế giới.

Như NTNN ngày 8.7.2015 đã đưa, trong tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Đại Dương (Ocewa) đã thu mua một số lượng khá lớn vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang) và bảo quản tại chỗ bằng các thiết bị lắp đặt công nghệ Point Warp trong các container đóng kín. Việc bảo quản vải thiều ở Bắc Giang bằng công nghệ này chỉ làm điểm khởi đầu, sau đó công ty này dự kiến sẽ ứng dụng phổ biến mô hình công nghệ bảo quản ở những địa phương khác, đối với các loại nông sản, thủy sản khác.

Theo Danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm334
  • Hôm nay28,314
  • Tháng hiện tại154,876
  • Tổng lượt truy cập85,061,912
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây