Học tập đạo đức HCM

Cử nhân bỏ phố về quê trồng nấm, kiếm hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ tư - 29/03/2017 03:09
Gác tấm bằng đại học Nông lâm ngành Công nghệ sinh, anh Hoàng Văn Nguyên (SN 1985, ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) vươn lên làm giàu từ nghề trồng nấm dược liệu với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ngay tại quê hương mình.

Gác bằng đại học, trồng nấm phát triển kinh tế

Tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP HCM năm 2009 với chuyên ngành Công nghệ sinh, ra trường anh Hoàng Văn Nguyên xin về làm ở nhà máy men vi sinh Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Anh Nguyên đang chăm sóc nấm

Sau thời gian 4 năm làm việc tại nhà máy, anh quyết định trở về quê hương phát triển kinh tế.

Cuối năm 2013, anh làm hồ sơ vay vốn của ngân hàng và anh em, bạn bè để trồng nấm linh chi dược liệu. Ban đầu anh dựng một nhà kè rộng khoảng 300 m² trên đất vườn nhà mình và dùng nhà ở để làm nơi ươm giống.

Anh Nguyên cho biết: “Những ngày đầu trồng thì gặp nhiều khó khăn do thời tiết lạnh quá nên nấm ngủ (chết hết) khiến tôi hết sức lo lắng, năm đó tôi bù lỗ gần 100 triệu đồng”.

Việc trồng nấm linh chi đỏ bắt đầu từ việc dùng những thân cây gỗ (chủ yếu là keo) cắt khúc khoảng 25-30 cm sau đó mang đi hấp và đóng bịch, cấy giống.

Phôi giống được anh đặt mua ngoài Hà Nội sau đó về ươm và cấy vào những thân gỗ đã được hấp, sấy và đóng bịch cẩn thận và được đặt ngay ngắn theo hàng trên những sàn làm bằng tre dựng trong nhà xưởng.

Nhà xưởng nơi anh Nguyên phát triển nấm linh chi đỏ

Cũng theo anh Nguyên chia sẻ việc làm nấm quan trọng nhất là thời tiết và độ ẩm.

Thời tiết để nấm phát triển phù hợp nhất là 27-32 độ C, còn thời tiết thấp nhất là 18 độ C, cao nhất là 35độ C, nếu thời tiết lạnh quá thì sẽ phải thắp điện cho nấm ấm, còn thời tiết nắng nóng quá thì phải tưới nước ngày 3-4 lần để giữ ẩm cho nấm, độ ẩm trung bình để nấm phát triển là 90-95%, còn mùa hè là 80% trở lên.

Thu lãi gần 200 triệu đồng mỗi năm

Nghề làm nấm vốn đầu tư thấp, sản xuất đơn giản và dễ trồng nhưng đòi hỏi người trồng nấm phải yêu nghề, chuyên tâm, có nhiệt huyết vào công việc mình đang làm; lưu tâm theo dõi, quan sát để tránh cho nấm bị bệnh sẽ hư hỏng hết.

Quá trình chăm sóc nấm từ khi cấy phôi đến khi thu hoạch mất 80-95 ngày, mỗi lần thu hoạch được khoảng hơn 100kg nấm khô với giá bán hiện nay là 550 nghìn đồng/kg, trừ chi phí gia đình anh thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi.

Nấm linh chi là một dược liệu quý được người tiêu dùng ưa chuộng

Sau khi thu hoạch nấm và đem phơi khô gia đình anh giao cho các đơn hàng trong tỉnh và các tỉnh bạn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hòa Bình...

“Mình bán lẻ, bán buôn mỗi khi khách có nhu cầu gọi điện đặt hàng thì mình gửi cho họ, thu hoạch đợt nào bán hết đợt ấy nhiều người gọi điện đặt hàng cũng không có hàng giao cho khách” anh Nguyên cho hay.

Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, anh Nguyên còn tạo công ăn việc làm thời vụ cho khoảng 10 lao độngkhi ươm giống và chăm sóc nấm thời kỳ đầu và còn giúp đỡ dạy nghề cho nhiều người ở các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Mong muốn của anh Nguyên là sẽ mở rộng mô hình trồng nấm dược liệu và phát triển thêm các loại nấm khác nhưng do diện tích đất hạn hẹp nên anh chưa thể nhân rộng mô hình.

Anh Nguyên tâm sự thêm: “Ở đây là đất nông nghiệp nên không thể dựng nhà trên đất ngoài đồng để trồng nấm được, nếu nhà ai có đất trống ở vườn thì tôi mượn đất dựng nhà để mở rộng thêm mô hình nấm, hiện tại tôi đã mượn được một mảnh nhỏ để làm xưởng 2 nhưng đất ở đấy quá hẹp nên cũng được ít”.

Ước tính, năm 2017 gia đình anh cũng sẻ thu về gần 200 triệu đồng tiền lãi từ việc trồng nấm trừ các khoản chi phí.

Nấm linh chi, tên khoa học Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim dùng để làm dược liệu, với tính bình, vị đắng và không độc, có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, giải độc gan, bảo vệ gan, phòng tránh bệnh tiểu đường, làm đẹp da, làm giảm sự mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh và có thể dùng chung với thuốc tây khác mà không gây xung đột.

Tác giả bài viết: Trần Nghị

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập851
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại787,840
  • Tổng lượt truy cập93,165,504
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây