Học tập đạo đức HCM

Cuộc chiến với khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt ở Thanh Hóa vẫn gian nan

Thứ bảy - 09/12/2017 05:22
Mặc dù có sự vào cuộc quyết liệt của đơn vị chuyên ngành và chính quyền địa phương các cấp, thế nhưng vấn nạn khai thác theo hình thức tận diệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa được khắc phục triệt để…

Thời gian qua, công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (BVNLTS) được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng kiểm ngư, thanh tra chuyên ngành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, tình hình nhìn chung có nhiều chuyển biến.

Hiện trên địa bàn còn khá nhiều phương tiện công suất nhỏ áp dụng hình thức đánh bắt không phù hợp làm ảnh hưởng đến NLTS

Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận ngư dân vì lợi ích trước mắt đang tâm sử dụng các phương pháp khai thác có tính “tận diệt” (dùng xung điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định…) khai thác vào các bãi đẻ và các vùng sinh trưởng của cá con. Những việc làm trên khiến cho nguồn lợi thủy sản, nhất là khu vực ven bờ có chiều hướng suy giảm, môi trường sinh thái bị huỷ hoại.

11 tháng năm 2017, lực lượng Thanh tra chuyên ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, xử phạt tổng cộng 54 vụ vi phạm, trong đó có 13 vụ liên quan đến việc tàng trữ và sử dụng công cụ kích điện.

Theo số liệu thống kê, tàu cá vi phạm thường tập trung ở các phường Quảng Châu, Quảng Tiến và Quảng Cư thuộc TP. Sầm Sơn; xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc; xã Hải Ninh, Hải Hà của huyện Tĩnh Gia. Điển hình, vào ngày 24/5/2017, tàu cá mang số hiệu đăng ký TH-91868-TS do ông Trương Văn Việt làm chủ, có địa chỉ tại phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) bị lực lượng thanh tra chuyên ngành của Chi cục Khai thác và BVNLTS phát hiện đang sử dụng điện trực tiếp từ máy phát trên tàu để khai thác. Qua xác minh cho thấy, phương tiện vi phạm Điểm e, Khoản 17, Điều 7 của Nghị định 41/2017/NĐ-CP, với hành vi này tàu cá của ông Việt bị xử phạt 45.000.000đ (bốn mươi lăm triệu đồng).

Gần đây nhất, rạng sáng ngày 29/11, Chi cục Khai thác và BVNLTS  đã phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tạm giữ 5 tàu cá công suất dưới 90 CV có biểu hiện sử dụng kích điện đánh bắt thủy hải sản. Các chủ phương tiện bị tạm giữ bào gồm ông Nguyễn Văn Vần, Phạm Văn Bục, Lê Doãn Luyện, tru tại phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn; Nguyễn Văn Vui, Vũ Tiến Bình, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.

Theo lời những người này, chỉ với số tiền khoảng 500.000 đồng là có thể mua được một bộ kích điện, sau đó nối giữa bình ắc quy và đôi càng làm bằng sắt rồi gắn trước mũi tàu để tạo nên nguồn xung điện rất mạnh, có khả năng… hủy diệt nhiều loài thủy sản trong phạm vi gần.

Một nhóm đối tượng vi phạm

Việc quản lý khai thác nhìn chung khá gian nan, nguyên nhân là do cách thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, chúng thường lựa chọn thời điểm thưa người, nhất là lúc đêm tối nên rất khó phát hiện. Về yếu tố khách quan, phải thừa nhận lực lượng chuyên trách cũng như trang thiết bị còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Một yếu tố khác phải nói đến là đời sống của đại bộ phận ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ còn gặp nhiều khó khăn, họ không có điều kiện để chuyển đổi phương tiện công suất lớn đánh bắt vùng khơi xa, thành thử dù muốn hay không vẫn phải “trung thành” với cách thức cũ, dĩ nhiên hậu quả kèm theo là điều mà bất kỳ ai cũng có thể mường tượng thấy.

Thực trạng trên đang khá phổ biến ở các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là phường Quảng Châu thuộc TP Sầm Sơn. Trao đổi với PV NNVN, Chủ tịch Nguyễn Huy Thoại tiết lộ: “Trên địa bàn có 76 phương tiện tham gia đánh bắt thủy sản, công suất từ 20 – 40CV/chiếc nên chỉ đảm bảo đánh bắt gần bờ, phần lớn vẫn áp dụng nghề giã kéo”.

Để ngăn chặn hiệu quả những hành vi trên, thời gian tới tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung đẩy mạnh quá trình thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; Quyết định số 542/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển NLTS ở vùng biển ven bờ. Trên tinh thần đó, ngành nông nghiệp, Bộ đội Biên phòng, lực lượng Công an và UBND các cấp phải có sự vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các phương án, đặc biệt là xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để răn đe.

Dụng cụ phục vụ đánh bắt tận diệt bị lực lượng chức năng phát hiện

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ nghiên cứu để sớm ban hành các chính sách xã hội ưu đãi về hỗ trợ vốn, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi sinh kế phù hợp, qua đó giảm thiểu áp lực trong quá trình khai thác NLTS.

Tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật khai thác, BVNLTS được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm
Đành rằng khai thác giã kéo ở phường Quảng Châu là một “nốt trầm”, nhưng tựu chung Sầm Sơn vẫn là một trong những điểm sáng toàn tỉnh về lĩnh vực thủy sản với rất nhiều lợi thế. Nói có sách mách có chứng, địa phương này đang sở hữu đội ngũ phương tiện hùng hậu lên đến 1.956 chiếc, trong đó 358 tàu đảm bảo công suất từ 90 – 1.200CV, chưa kể còn có cảng Hới quy mô loại 1 và 1 âu tránh thú bão cho khoảng 800 phương tiện...
VIỆT KHÁNH/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Hôm nay47,029
  • Tháng hiện tại822,307
  • Tổng lượt truy cập91,996,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây