Học tập đạo đức HCM

Đà Nẵng: Nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả

Thứ tư - 02/08/2017 05:43
Từ khi triển khai đề án Thành phố môi trường (năm 2008), đến nay, toàn thành phố Đà Nẵng có 07 mô hình bảo vệ môi trường tiêu biểu, có quy mô, sức ảnh hưởng và đem lại nhiều hiệu quả cao. Sự hiện diện của nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã thể hiện rõ quan điểm thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, sở, ban, nghành, hội, đoàn thể, đồng thời là sự quan tâm tích cực của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở.


Lan rộng ý thức bảo vệ môi trường từ các đoàn thể

Được triển khai từ năm 2009, mô hình Câu lạc bộ môi trường Cựu chiến binh đã hoạt động hàng tuần, hàng tháng ra quân, tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn tham gia bảo vệ môi trường và trực tiếp tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác thải. Mô hình câu lạc bộ môi trường đã thực sự có hiệu quả rõ rệt. Mỗi năm, các câu lạc bộ môi trường do Cựu chiến binh cơ sở thành lập đều có cách thức hoạt động mới mẻ với nhiều hình thức đa dạng về tuyên truyền nâng cao nhận thức, lòng ghép vào các buổi sinh hoạt, ra quân vệ sinh môi trường, trồng cây xanh... Từ những kết quả đạt được, Hội Cựu chiến binh thành phố đã được Bộ TN&MT trao tặng giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2013.

Cũng không thua kém Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Đà Nẵng đã triển khai mô hình Mái nhà xanh trên địa bàn thành phố từ năm 2010. Đến nay, toàn thành phố có 100% chi hội đã vận động được 91.950 gia đình hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện; xây dựng 611 nhóm, 88 câu lạc bộ sống xanh.

Từ khi triển khai mô hình đến nay, các thành viên thực hiện mô hình Mái nhà xanh, Sống xanh đã có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành vi hàng ngày của bản thân. Mô hình đã giúp nâng cao nhận thức, chuyển đổi  hành vi, thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực như: sử dụng giỏ nhựa để đi chợ, thay bao nilong bằng hộp nhựa để đựng thức ăn, tiết kiệm điện, nước, giấy in, gas; sử dụng điều hòa, máy giặt đúng mức; trồng cây xanh, rau xanh an toàn tại nhà...

Hội phụ nữ trong một buổi ra quân dọn rác trên bán đảo Sơn Trà
Hội phụ nữ trong một buổi ra quân dọn rác trên bán đảo Sơn Trà

Hội LHPN quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà , quận Hải Châu đã tặng hơn 3.000 giỏ đi chợ và gần 500 hộp nhựa đựng thực phẩm cho các hội viên để thay thế túi nilong. 135 chi hội quận Cẩm Lệ đăng ký chi hội không rác, vận động xây dựng 14 bể rác dọc tuyến đường sắt, trồng cây, bồn hoa, dọc các tuyến đường, khu đất trống. Ngoài ra, từ nguồn thải phế liệu có thể tái sử dụng đã được Hội phụ nữ thu gom bán gây quỹ 2 tỷ đồng. Nguồn quỹ này đã được sử dụng để thực hiện chính sách an sinh xã hội trong đó có trang bị thùng rác để phân loại rác cho các hộ gia đình.

Bên cạnh mô hình của các đoàn thể, tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp cũng triển khai mô hình doanh nghiệp xanh – sạch – đẹp. Theo đó, các doanh nghiệp cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, thực hiện việc đo đạc, kiểm tra về môi trường lao động. Thực hiện trồng cây cảnh, cây xanh, xây dựng bồn hoa, thảm cỏ đúng với yêu cầu đã cam kết trong đánh giá tác động môi trường.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, 100% doanh nghiệp có đăng ký kiểm định máy móc, thiết bị theo đúng quy định. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí  thực hiện còn hạn chế nên việc ghi nhận những kết quả Doanh nghiệp đạt được còn mang tính khuyến khích, biểu dương, chưa khen thưởng xứng đáng.

Nhân rộng những mô hình thiết thực

Được triển khai từ năm 2003 đến nay, phong trào ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp không chỉ được triển khai sâu rộng từ các tổ dân phố cho đến quận, huyện, thành phố mà phong trào còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm rất nhiều, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

Các lực lượng ra quân nạo vét kênh mương trong Phong trào Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp
Các lực lượng ra quân nạo vét kênh mương trong Phong trào Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp

Nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đã được giải quyết, các lô đất trống đã được thu dọn đảm bảo mỹ quan đô thị, các kênh mương cống rãnh đã được nạo vét khơi thông. Công tác xã hội hóa trồng và chăm sóc cây trên các tuyến đường, khu dân cư cũng được nhiều địa phương, đơn vị  quan tâm thực hiện. Các cơ quan đơn vị còn thực hiện lồng ghép phong trào vào các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như: Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo, Tháng cao điểm về vệ sinh môi trường...

Cùng với phong trào Ngày chủ nhật xanh – sạch – đẹp, mô hình tổ dân phố không rác cũng đã đẩy lùi được tình trạng vứt rác ra đường, một số điểm tập kết rác thải đã bị xóa bỏ. Việc đặt các điểm thu gom rác phù hợp với điều kiện sinh hoạt và tập kết vật liệu xây dựng đúng nơi quy định, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán... đã được thực hiện nghiêm túc hơn.

Ngoài ra, mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị, mô hình hầm biogas xử lý chất thải rắn chăn nuôi, thu hồi khí sinh học phục vụ sinh hoạt cũng mang lại nhiều thành tựu đáng khích lệ. Mô hình xã hội hóa phát triển cây xanh đã huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc trồng, bảo vệ, chăm sóc hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố. Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn. Tốc độ phủ xanh tăng nhanh ở nhiều tuyến đường, nhiều khu dân cư, từng bước tận dụng tối đa không gian đô thị để phát triển cây xanh.

Với những mô hình bảo vệ môi trường trên đã đưa TP. Đà Nẵng tiến gần đến mục tiêu xây dựng Thành phố môi trường. Đây là cách làm hay không chỉ hiệu quả mà còn ít tốn kém chi phí, người dân cũng tham gia tích cực nên tạo được sự đồng thuận và nâng cao ý thức cho người dân.

Tác giả bài viết: Yến Nhi

Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,083
  • Tổng lượt truy cập92,007,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây