Học tập đạo đức HCM

Dân Lập Thạch ăn không hết, đem cá muối chua, lại thành đặc sản

Thứ sáu - 07/07/2017 11:02
Ngoài quy trình tẩm ướp tỉ mỉ, an toàn, người dân còn thường xuyên vệ sinh dụng cụ làm cá, chĩnh ướp và môi trường xung quanh để tránh làm mất hương vị tự nhiên của món ăn.

Huyện Lập Thạch có địa hình thấp, vào mùa mưa, đồng ruộng thường bị ngập úng vì bà con chỉ cấy được một mùa lúa mỗi năm. Sản lượng cá tự nhiên ở đây nhiều, không tiêu thụ hết, nên bà con đã nghĩ ra cách làm cá thính để ăn dần. Qua nhiều năm, cá thính trở thành đặc sản của địa phương, được nhiều du khách biết tới. Vì vậy, mô hình sản xuất cá thính sạch ra đời, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định (khoảng vài chục triệu đồng mỗi năm) những khi nông nhàn.

 dan lap thach an khong het, dem ca muoi chua, lai thanh dac san hinh anh 1

Món cá thính trứ danh của bà con Lập Thạch. Ảnh: vatgia.

Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều ao, hồ rộng lớn và cá được nuôi thả tự nhiên, không cho ăn cám nên thịt thơm ngậy và chắc. Loại cá nào cũng đều có thể ủ cùng thính nhưng ngon nhất vẫn là cá mè và cá chim. Sau khâu thu mua nguyên liệu tại địa phương, cá được đem rửa sạch, bỏ đầu, bỏ ruột, bỏ vây nhưng không đánh vảy, bề mặt mỗi khúc cá được khứa nhẹ hai đường.

Tiếp đến, muối hạt được rắc khắp bề mặt cá với định lượng 10kg cá hết 1,5 kg muối. Người thợ xếp lần lượt từng miếng cá vào vại sành, lớp trên của vại phải phủ kín muối rồi dùng nan tre đậy thật kín, nén đá chặt giúp cá thính đảm bảo vệ sinh. Chum, vại cá muối được đặt nơi thoáng khí tránh ẩm mốc. 

 dan lap thach an khong het, dem ca muoi chua, lai thanh dac san hinh anh 2

Món cá thính yêu cầu sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của người đầu bếp. Ảnh: baovinhphuc.

Công đoạn tiếp theo là làm thính từ những hạt ngô còn mới, không mốc, không sâu bệnh. Vị chua chua và mằn mặn đặc trưng của món ăn sinh ra từ loại thính này. Để tránh cá tiếp xúc với không khí, gây ảnh hưởng tới chất lượng, người dân Lập Thạch dùng mo cau sạch và những cuộn rơm đặt vào miệng chĩnh, sau đó dùng nan tre nén chặt. Bước này được thực hiện với những miếng cá được đựng trong chĩnh vì miệng chĩnh nhỏ và cao hơn hơn vại.

Bảo quản cá là công đoạn cuối cùng. Chĩnh cá được úp ngược rồi đặt vào chậu nước muối sao cho miệng chĩnh ngậm nước nhưng lớp rơm phải khô. Chĩnh cá được ủ ít nhất 2-3 tháng là dùng được nhưng để càng lâu hương vị càng đậm đà. Trong những ngày mưa lạnh, ăn cá thính cùng một chén cơm trắng nóng hổi sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị sông nước.

Trước và sau khi chế biến cá thính, các dụng cụ như dao, chậu, vại hay chĩnh đựng cá... đều được làm sạch, tráng qua nước sôi và úp ngược cho khô ráo. Thêm vào đó, đôi tay của người chế biến phải được rửa sạch. Để bụi bẩn không xâm nhập vào cá, bà con địa phương thường xuyên dùng khăn sạch vệ sinh phía bên ngoài chĩnh.

Để nhận được giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc cấp, mỗi hộ dân chế biến cá thính đều phải đem sản phẩm của mình đến xét nghiệm chất lượng. Đã có nhiều hộ đạt tiêu chuẩn và nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vì trong món cá thính của họ không chứa các thành phần độc hại như: thủy ngân, nấm mốc...

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất cá thính của địa phương đã kết hợp với các siêu thị trên toàn quốc để đưa món ăn này tới gần khách hàng. Trong thời gian tới, nếu được phát triển đúng hướng, thương hiệu cá thính Lập Thạch sẽ còn vươn xa hơn. 

Tác giả bài viết: Thu Hương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm338
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,364
  • Tổng lượt truy cập85,142,400
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây